Dư nợ tín dụng được kỳ vọng tăng 4,8% trong quý II/2022

TÀI CHÍNH Việt nAM
07:41 - 04/04/2022
0:00 / 0:00
0:00
Các ngân hàng tin rằng, tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong giai đoạn phục hồi kinh tế khả quan sẽ giúp nhu cầu vay vốn tín dụng khởi sắc, theo khảo sát mới công bố của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 

Kết quả cuộc điều tra xu hướng kinh doanh của các tổ chức tín dụng quý I/2022 do Vụ Dự báo, Thống kê, Ngân hàng Nhà nước vừa công bố cho thấy các tổ chức tín dụng đánh giá tình hình kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại trong quý đầu năm được cải thiện và nhu cầu vay vốn tăng cao.

Trong quý II/2022, 57,7% tổ chức tín dụng được hỏi kỳ vọng kết quả hoạt động kinh doanh tăng trưởng so với quý I/2022, trong đó chủ yếu là “tăng nhẹ” (56,7% tổ chức tín dụng lựa chọn), 33,7% tổ chức tín dụng kỳ vọng “không đổi” và 8,7% ngân hàng lo ngại kết quả hoạt động kinh doanh suy giảm nhẹ.

Bên cạnh đó, vẫn có hơn 10% tổ chức tín dụng lo ngại lợi nhuận năm nay sẽ không tăng, thậm chí giảm (có 5,8% ngân hàng dự kiến lợi nhuận tăng trưởng âm trong năm 2022 và 4,9% ước tính lợi nhuận không thay đổi).

Mặt bằng lãi suất cho vay - huy động được các tổ chức tín dụng kỳ vọng tiếp tục duy trì không đổi hoặc chỉ tăng rất nhẹ trong Quý II và cả năm, chủ yếu là dự kiến tăng lãi suất huy động. Theo ghi nhận, một số ngân hàng thương mại đã điều chỉnh biểu lãi suất huy động vào cuối tháng 3, đầu tháng 4 ở nhiều kỳ hạn.

Dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng được dự báo tăng 4,8% trong Quý II/2022 và tăng 14,1% trong năm 2022, tương đương mức kỳ vọng ghi nhận tại kỳ điều tra trước.

Huy động vốn toàn hệ thống tổ chức tín dụng được kỳ vọng tăng bình quân 3,6% trong quý II/2022 và tăng 11,4% trong năm 2022, điều chỉnh giảm nhẹ so với mức kỳ vọng 12,1% tại kỳ điều tra trước.

Theo nhận định của các tổ chức tín dụng tham gia cuộc khảo sát, thanh khoản của hệ thống ngân hàng trong Quý I/2022 tiếp tục duy trì ở trạng thái “tốt” nhưng có thu hẹp nhẹ so với thời điểm cuối Quý IV/2021 đối với cả VNĐ và ngoại tệ do ảnh hưởng bởi nhu cầu trả lương, thưởng và thanh toán tăng cao trước và sau Tết Nguyên đán.

Ngoài ra, các tổ chức tín dụng đánh giá cả nhân tố nội tại và khách quan đang có tác động tích cực giúp cải thiện tình hình kinh doanh của hệ thống ngân hàng hơn so với quý trước. Trong đó, cầu của nền kinh tế đối với sản phẩm dịch vụ ngân hàng, cùng với điều kiện kinh doanh và tài chính của khách hàng được kỳ vọng là những nhân tố khách quan quan trọng nhất giúp cải thiện tình hình kinh doanh của các tổ chức tín dụng.

Ngược lại, sự cạnh tranh từ các tổ chức tín dụng khác tiếp tục là yếu tố được coi quan trọng nhất có thể ảnh hưởng làm suy giảm tình hình kinh doanh của các tổ chức tín dụng trong quý I và dự kiến cả năm 2022.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Ảnh minh họa: PGBank đã có những phát triển vượt bậc sau khi cổ đông sáng lập là Petrolimex thoái vốn và sự tham gia của Tập đoàn Thành Công.

Những cổ đông ‘gần lớn’ ở PGBank

ĐHĐCĐ năm 2024 của PGBank có sự tham dự của 20 cổ đông, đại diện cho 97,424% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Xét theo tỷ lệ, đây là con số rất cao trên thị trường, thậm chí còn cao hơn các ngân hàng thương mại quốc doanh.
Eximbank báo lãi quý 1/2024 giảm 24%

Eximbank báo lãi quý 1/2024 giảm 24%

Năm 2024, Eximbank đặt tham vọng lãi trước thuế tăng tới 90% so với 2023, tuy nhiên hết quý 1, lợi nhuận ngân hàng này chỉ đạt hơn 661 tỷ đồng, giảm 24% so với cùng kỳ năm trước và thực hiện được 13% kế hoạch.