Đức khan hiếm vỏ chai bia do lạm phát và lệnh cấm vận

đồ uống Đức
08:26 - 11/06/2022
Đức đang gặp tình trạng khan hiếm bia do nguồn cung chai đựng bia gặp vấn đề. Ảnh: AP
Đức đang gặp tình trạng khan hiếm bia do nguồn cung chai đựng bia gặp vấn đề. Ảnh: AP
0:00 / 0:00
0:00
Các nhà sản xuất bia của Đức đang gặp khó với tình trạng khan hiếm vỏ chai đựng bia bởi lạm phát phi mã, chi phí năng lượng tăng và ảnh hưởng từ xung đột tại Ukraine.

Trên thực tế thì người Đức vẫn có đủ bia để uống nhưng chai đựng bia thì ngược lại. Vào năm 2003, Đức đã thông qua một đạo luật nhằm giảm thiếu chất thải từ bao bì, trong đó quy định các nhà máy bán bia trong nước chỉ có thể bán sản phẩm của mình dưới dạng chai có thể tái sử dụng được.

Hiện tại Đức có khoảng 4 tỷ vỏ chai bia có thể tái sử dụng, tương đương với 48 vỏ chai trên mỗi đầu người. Tuy nhiên, phần lớn trong số đó lại đang được người tiêu dùng xếp chồng hoặc tích trữ trên ban công hoặc trong tầng hầm của mình. Có nhiều người không muốn đem những vỏ chai này đi trả chỉ để nhận lại khoản tiền 8 cent Euro đặt cọc cho mỗi vỏ chai.

Vấn đề này vốn không phải là việc chưa từng xảy ra mà đã tồn tại trước khi xảy ra xung đột tại Ukraine. Do đó sau khi EU áp dụng hàng loạt các lệnh trừng phạt lên Nga và Belarus, giá năng lượng tăng vọt và nguồn cung đồ thủy tinh mới giảm mạnh, từ đó dẫn tới sụt giảm nguồn cung chai bia tái chế.

Theo ông Stefan Fritsche, Phó giám đốc Hiệp hội các nhà sản xuất bia Berlin-Brandenburg, hóa đơn điện của các nhà máy đã tăng 300% trong năm qua, trong khi xăng tăng 400%. Ngoài ra, giá lúa mạch cũng đang ở mức cao hơn bao giờ hết.

Trên hết, các nhà máy sản xuất thủy tinh tại Ukraine thì buộc phải ngừng hoạt động do giao tranh. Các lệnh trừng phạt chỉ làm trầm trọng tình hình hơn nữa khi nó "cắt đứt chuỗi cung ứng từ Nga và Belarus" theo New York Times. Trong khi đó, giá năng lượng cao - hệ quả thứ yếu của các lệnh trừng phạt - dẫn đến tăng chi phí sản xuất thủy tinh ở những nơi khác như Séc đến Pháp. Những chiếc chai có nguồn gốc từ đó hiện có giá kỷ lục 15-20 cent Euro mỗi chiếc.

Một nguồn cung thay thế khác là bia lon thì lại không quá phổ biến tại thị trường Đức. Thêm vào đó do các hãng bia đều đã cá nhân hóa thương hiệu mà không sử dụng dạng chai đựng kích thước tiêu chuẩn, họ không thể thay thế chai bia cho nhau để giảm thiểu tình trạng hiện tại.

Tại nước Đức, tình trạng khan hiếm chai đựng bia đã được các hãng tin địa phương đưa từ nhiều tháng trước. Đài truyền hình nhà nước Deutsche Welle thì nêu lên một loạt lý do cho tình trạng này từ chi phí năng lượng tăng mạnh đến tình trạng thiếu hụt xe tải nhưng không nhắc tới các lệnh trừng phạt.

Trong khi đó, giữa tình trạng khan hiếm chai và lạm phát kỷ lục, người Đức cũng đã cắt giảm việc mua thức ăn và đồ uống. Theo New York Times, doanh số bán lẻ trong tháng 4 tại Đức đã giảm 7,7%, mức giảm sâu nhất kể từ năm 1994.

Đọc tiếp

Nữ phát ngôn viên AI của Bộ Ngoại giao Ukraine Victoria Shi. Ảnh: Theo Bộ Ngoại giao Ukraine.

Bộ Ngoại giao Ukraine giới thiệu phát ngôn viên AI

Nữ phát ngôn viên tên Victoria Shi được tạo ra từ trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay mặt Bộ Ngoại giao Ukraine đưa ra các tuyên bố chính thức. Những tuyên bố do Victoria Shi đọc sẽ không phải do AI tạo ra mà được viết và xác minh bởi người thật.