FLC bị phạt 100 triệu đồng do chưa công bố Báo cáo tài chính kiểm toán 2021

flc CHỨNG KHOÁN
13:12 - 21/05/2022
Một tòa nhà của Tập đoàn FLC. Ảnh: Sơn Quách
Một tòa nhà của Tập đoàn FLC. Ảnh: Sơn Quách
0:00 / 0:00
0:00
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ban hành Quyết định số 110/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với CTCP Tập đoàn FLC.

Theo đó, FLC bị xử phạt 100 triệu đồng theo quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều 42 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán do không công bố đối với thông tin phải công bố theo quy định pháp luật (Báo cáo tài chính năm 2021 kiểm toán; Báo cáo thường niên năm 2021).

Trước đó, vào cuối tháng 4, cổ phiếu FLC cùng với hai cổ phiếu khác cùng hệ sinh thái là ROS của Công ty CP xây dựng FLC Faros và HAI của Công ty CP nông dược H.A.I cũng bị Sở giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE) đưa vào diện cảnh báo, với cùng nguyên nhân là chậm công bố Báo cáo tài chính năm 2021 đã kiểm toán quá 15 ngày so với thời hạn quy định.

Đến ngày 12/5, HoSE đã đưa cổ phiếu FLC từ diện cảnh báo vào diện kiểm soát do chậm công bố Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021 so với thời gian quy định quá 30 ngày.

Giải trình về vấn đề này, FLC cho biết Công ty TNHH kiểm toán - tư vấn Đất Việt hiện là đơn vị kiểm toán báo cáo tài chính năm 2021 của FLC Group đã bị Ủy ban Chứng khoán đình chỉ tư cách được kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng từ ngày 30/3. Vì vậy, Báo cáo tài chính năm 2021 của FLC đến nay chưa được phát hành và công bố thông tin đúng thời hạn.

Kiểm soát đặc biệt CTCP Chứng khoán Kenanga Việt Nam

Bên cạnh đó, UBCKNN cũng ban hành Quyết định số 326/QĐ-UBCK về việc đặt CTCP Chứng khoán Kenanga Việt Nam vào tình trạng kiểm soát đặc biệt. Thời hạn kiểm soát đặc biệt từ ngày 19/5/2022 đến ngày 18/9/2022. Kenanga Việt Nam (KVS), tiền thân là CTCP chứng khoán Vàng Việt Nam, được thành lập ngày 3/12/2007.

Ngày 13/11/2008, công ty này chính thức đổi tên thành CTCP chứng khoán Kenanga Việt Nam cung cấp dịch vụ môi giới, tư vấn đầu tư chứng khoán và lưu ký chứng khoán.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Ảnh minh họa: PGBank đã có những phát triển vượt bậc sau khi cổ đông sáng lập là Petrolimex thoái vốn và sự tham gia của Tập đoàn Thành Công.

Những cổ đông ‘gần lớn’ ở PGBank

ĐHĐCĐ năm 2024 của PGBank có sự tham dự của 20 cổ đông, đại diện cho 97,424% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Xét theo tỷ lệ, đây là con số rất cao trên thị trường, thậm chí còn cao hơn các ngân hàng thương mại quốc doanh.