FLC lấn sân kinh doanh vàng bạc

flc Việt nAM
09:58 - 27/01/2022
FLC lấn sân kinh doanh vàng bạc
0:00 / 0:00
0:00
Bên cạnh các lĩnh vực bất động sản, du lịch, hàng không, Tập đoàn FLC vừa chính thức lấn sân vào lĩnh vực vàng bạc, trang sức khi cho ra mắt thương hiệu FJC.

Ngày 26/1, FLC ra mắt thương hiệu vàng trang sức cao cấp FJC và khai trương showroom đầu tiên tại Hà Nội. Theo đó, doanh nghiệp này sẽ chuyên chế tác, sản xuất, kinh doanh trang sức vàng bạc, đá quý thông qua 4 dòng sản phẩm chủ đạo, gồm vàng 24K, trang sức kim cương, trang sức vàng Italy và sản phẩm phong thuỷ.

Tập đoàn FLC lấn sân kinh doanh vàng bạc.

Tập đoàn FLC lấn sân kinh doanh vàng bạc.

Bà Đặng Thị Lưu Vân - Phó tổng giám đốc Tập đoàn FLC, Chủ tịch FJC cho biết, chuỗi showroom FJC sẽ tiếp tục được mở rộng tại những khu mua sắm, trung tâm thương mại trong các quần thể du lịch nghỉ dưỡng và khu đô thị phức hợp do FLC đầu tư tại Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hạ Long, Sầm Sơn, Quy Nhơn…

Đại diện FLC cũng cho hay, đây là một trong lĩnh vực tâm huyết đã được tập đoàn nghiên cứu kĩ và chuẩn bị nguồn lực nhiều năm, trên cơ sở tận dụng và khai thác lợi thế từ cơ sở hạ tầng, dịch vụ sẵn có của FLC.

"Dự kiến, chúng tôi sẽ tiếp tục mở rộng mạng lưới, phát triển hệ thống tại các đô thị lớn, với mong muốn trở thành điểm đến của tín đồ trang sức, kim hoàn trên toàn quốc", bà Đặng Thị Lưu Vân cho biết.

Trước đó, trong Lễ Tổng kết năm ngày 25/1, Tập đoàn FLC đặt mục tiêu doanh thu trong năm 2022 của doanh nghiệp này là gần 27.000 tỷ đồng với lợi nhuận ước tính 2.100 tỷ. Đây đều là những con số cao chưa từng thấy trong lịch sử của FLC. Mục tiêu của năm 2022 cao hơn lần lượt 77% và 91% kế hoạch năm 2021.

Trong đó, theo kế hoạch của doanh nghiệp này, cơ cấu doanh thu lớn nhất năm 2022 sẽ thuộc về lĩnh vực bất động sản, với mục tiêu hơn 18.000 tỷ đồng; chiếm hơn 67% tổng doanh thu. Các lĩnh vực thương mại, sản xuất, du lịch và các dịch vụ khác dự tính đóng góp gần 33% doanh thu.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Ảnh minh họa: PGBank đã có những phát triển vượt bậc sau khi cổ đông sáng lập là Petrolimex thoái vốn và sự tham gia của Tập đoàn Thành Công.

Những cổ đông ‘gần lớn’ ở PGBank

ĐHĐCĐ năm 2024 của PGBank có sự tham dự của 20 cổ đông, đại diện cho 97,424% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Xét theo tỷ lệ, đây là con số rất cao trên thị trường, thậm chí còn cao hơn các ngân hàng thương mại quốc doanh.