Giá cà phê thế giới tăng mạnh có là cơ hội cho ngành xuất khẩu cà phê Việt Nam?

XNK Việt nAM
18:04 - 04/01/2022
Giá cà phê thế giới tăng mạnh có là cơ hội cho ngành xuất khẩu cà phê Việt Nam?
0:00 / 0:00
0:00
Cà phê xuất khẩu của Việt Nam được cho sẽ hưởng lợi nhờ vào sự sụt giảm nguồn cung trên thị trường toàn cầu. Dự báo trong năm 2022, giá cà phê Robusta tiếp tục tăng cao.

Năm 2021, chủng loại cà phê xuất khẩu của Việt Nam tập trung chủ yếu là cà phê Robusta. Giá xuất khẩu bình quân cà phê Việt tháng cuối năm 2021 đạt mức cao nhất kể từ tháng 6/2017. Theo giới chuyên gia, giãn cách xã hội được nới lỏng, hoạt động thông quan thuận lợi hơn, nhu cầu thế giới tăng là những yếu tố giúp xuất khẩu cà phê của Việt Nam phục hồi cuối năm 2021.

Theo Bộ Công Thương, ước tính, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam đạt mức 2.344 USD/tấn – mức cao nhất kể từ tháng 6/2017, tăng 4,3% so với tháng 11/2021 và tăng 28,7% so với tháng 12/2020. Tính chung cả năm 2021, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam ước đạt mức 1.969 USD/tấn, tăng 12,4% so với năm 2020.

Dự báo năm 2022, giá cà phê toàn cầu sẽ tiếp tục ở mức cao. Diễn biến phức tạp của dịch bệnh khiến nguồn cung hạn chế từ các nước sản xuất lớn như Cô-lôm-bi-a và một số nước khu vực Nam Mỹ. Bên cạnh đó, tình trạng tắc nghẽn tại các cảng quốc tế được dự đoán có thể còn kéo dài. Hiện tại, do thiếu nguồn cung cà phê Arabica, một số nhà rang xay đang tìm đến phương án phối trộn cà phê Arabica và Robusta nhằm hạ giá bán.

Trong tương lai dài hạn, điều này có thể giúp thay đổi khẩu vị người tiêu dùng và quen hơn với việc uống cà phê Robusta rang xay và sẽ giúp cho cà phê Robusta của Việt Nam xuất khẩu thuận lợi hơn.

11 tháng năm 2021, xuất khẩu cà phê Robusta đạt 1,218 triệu tấn, trị giá 2,02 tỷ USD, giảm 1,4% về lượng, nhưng tăng 9,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Trong đó, lượng cà phê Robusta xuất khẩu sang nhiều thị trường chính giảm như: Đức giảm 1,4%; Ý giảm 11,2%; Hoa Kỳ giảm 0,6%, Tây Ban Nha giảm 37,8%; An-giê-ri giảm 12,2%. Ngược lại, lượng cà phê Robusta xuất khẩu sang Nga tăng 15,1%; Trung Quốc tăng 61,1%.

Theo ước tính, xuất khẩu cà phê của Việt Nam tháng 12/2021 đạt 130.000 tấn, trị giá 305 triệu USD, tăng 21% về lượng và tăng 26,2% về trị giá so với tháng 11/2021. So với tháng 12/2020 giảm 6,5% về lượng, nhưng tăng 20,3% về trị giá.Tính chung cả năm 2021, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 1,52 triệu tấn, trị giá xấp xỉ 3 tỷ USD, giảm 2,7% về lượng, nhưng tăng 9,4% về trị giá so năm 2020.

Giá cà phê trong nước ngày 04/01 giảm nhẹ 100 đ/kg

Giá cà phê trong nước ngày 04/01 giảm nhẹ 100 đ/kg

Giá cà phê Robusta giảm ngày 4/1

Tại thị trường thế giới, kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 01/2022 giảm 2 USD/tấn, ở mức 2.488 USD/tấn; giao tháng 3/2022 giảm 3 USD/tấn ở mức 2.370 USD/tấn.

Tại thị trường trong nước, giá cà phê hôm nay tại các vùng trồng trọng điểm giảm nhẹ so với cùng thời điểm sáng hôm qua.

Hiện tại, cà phê tại huyện Di Linh, Bảo Lộc và Lâm Hà của tỉnh Lâm Đồng hôm nay đang thu mua ở giá 40.600 đ/kg.

Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk), giá cà phê hôm nay giữ ở mức 41.400 đ/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk) và Buôn Hồ (Đắk Lắk), giá cà phê hiện cùng giữ mức 41.300 đ/kg.

Tại Gia Nghĩa và Đắk R'lấp của tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay lần lượt thu mua ở mức 41.300 và 41.200 đ/kg.

Giá cà phê hôm nay tại Chư Prông tỉnh Gia Lai đang ở mức 41.300 đ/kg, ở Pleiku và La Grai cùng mức 41.200 đ/kg. Còn, giá cà phê tại tỉnh Kon Tum đang thu mua với mức 41.200 đ/kg.

Tháng 12/2021, Việt Nam chính thức xác lập kỷ lục thế giới bởi Liên minh Kỷ lục Thế giới (WorlKings) về xuất khẩu cà phê, với danh hiệu “Quốc gia sản xuất và xuất khẩu cà phê Robusta ra thị trường toàn cầu lớn nhất về sản lượng và năng suất". Việt Nam hiện là 1 trong 2 thị trường có sản lượng xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới cùng với Brazil.

Robusta chiếm gần 90% diện tích cà phê ở Việt Nam, tập trung chủ yếu tại các tỉnh Tây Nguyên bao gồm Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắc Nông và Lâm Đồng

Tin liên quan

Đọc tiếp