Giá dầu đồng loạt bật tăng do lo ngại Nga tấn công Ukraine

DẦU THÔ thê giới
10:19 - 12/02/2022
Căng thẳng quân sự tại biên giới Nga - Ukraine khiến giá dầu ngày 12/2 bật tăng mạnh. Ảnh: AP
Căng thẳng quân sự tại biên giới Nga - Ukraine khiến giá dầu ngày 12/2 bật tăng mạnh. Ảnh: AP
0:00 / 0:00
0:00
Trên thị trường thế giới, giá dầu thô tăng gần 4% trong phiên giao dịch sáng nay sau khi leo đỉnh 7 năm vào phiên trước, vì lo ngại căng thẳng Nga - Ukraine leo thang thành chiến tranh.

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 12/2, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchange, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 3/2022 đứng ở mức 93,90 USD/thùng, tăng 0,05 USD/thùng trong phiên. Tuy nhiên, nếu so với cùng thời điểm ngày 11/2, giá dầu WTI giao tháng 3/2022 đã tăng tới 3,97 USD/thùng.

Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 4/2022 đứng ở mức 94,99 USD/thùng, tăng 3,58 USD/thùng trong phiên nhưng đã giảm tới 3,63 USD/thùng so với cùng thời điểm ngày 11/2.

Giá dầu thô tăng vọt gần 4% trong phiên giao dịch ngày hôm nay 12/2 chủ yếu do lo ngại Nga tấn công Ukraine, gia tăng lo ngại về nguồn cung toàn cầu thắt chặt.

Washington cho biết Nga đã điều đủ quân số để có thể tiến hành một cuộc tấn công Ukraine bất cứ lúc nào. Mỹ hôm qua cũng đã chính thức kêu gọi tất cả công dân Mỹ rời khỏi Uknraine trong vòng 48 giờ. Anh cũng khuyến cáo công dân nước này rời Ukraine khi Thủ tướng Boris Johnson nhấn mạnh sự cần thiết của các đồng minh NATO phải làm rõ ràng rằng sẽ có một gói trừng phạt kinh tế nặng sẵn sàng được đưa ra, nếu Nga tấn công Ukraine.

Tình hình căng thẳng giữa Nga và Ukraina leo thang, làm gia tăng lo ngại về vấn đề nguồn cung bị thắt chặt.

Tình hình căng thẳng giữa Nga và Ukraina leo thang, làm gia tăng lo ngại về vấn đề nguồn cung bị thắt chặt.

Do căng thẳng chính trị, giá cả hai loại dầu hôm qua đều chạm mức cao nhất kể từ cuối năm 2014, vượt mức kỷ lục xác lập vào đầu tuần, và ghi nhận tuần tăng thứ 8 liên tiếp vì lo ngại về nguồn cung toàn cầu. Khối lượng giao dịch tăng vọt vào những giờ cuối cùng của phiên giao dịch, với khối lượng giao dịch hợp đồng Brent lên cao nhất trong hơn hai tháng.

Cùng ngày, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cho biết Arab Saudi và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) có thể giúp xoa dịu thị trường dầu biến động nếu họ bơm thêm dầu thô, đồng thời nói thêm rằng liên minh OPEC+ đã sản xuất 900.000 thùng/ngày, thấp hơn mục tiêu trong tháng 1.

Hai nhà sản xuất của nhóm OPEC+ có năng lực sản xuất dự phòng nhiều nhất và có thể giúp khôi phục kho dầu đang cạn kiệt trên thế giới - một trong những yếu tố đẩy giá lên mức 100 USD/thùng, làm trầm trọng thêm tình trạng lạm phát trên toàn thế giới.

IEA cũng nâng dự báo nhu cầu năm 2022 lên 800.000 thùng/ngày dựa trên sự điều chỉnh của dữ liệu lịch sử. Cơ quan này dự kiến nhu cầu toàn cầu sẽ tăng thêm 3,2 triệu thùng/ngày trong năm nay, đạt mức kỷ lục mọi thời đại là 100,6 triệu thùng/ngày.

Điều này được đưa ra sau khi OPEC cho rằng nhu cầu dầu thế giới có thể còn tăng mạnh hơn trong năm nay trong bối cảnh các nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch.

Tuy nhiên, viễn cảnh về một đợt tăng lãi suất cao của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và các cuộc đàm phán đang diễn ra giữa Mỹ và Iran về chương trình hạt nhân của nước này đã kìm hãm đà tăng của giá dầu, theo Reuters.

Ông Warren Patterson, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu hàng hóa của ING, cho biết dữ liệu lạm phát công bố hôm 10/2 có thể gây thêm áp lực buộc FED phải hành động mạnh mẽ hơn với việc tăng lãi suất. "Kỳ vọng này đang gây áp lực lên thị trường dầu và các mặt hàng khác", ông Patterson nói thêm.

Chủ tịch James Bullard của FED tại bang St. Louis cho biết ông muốn lãi suất tăng đủ 1 điểm phần trăm vào ngày 1/7, sau khi dữ liệu lạm phát của Mỹ cho thấy mức tăng hàng năm lớn nhất trong 40 năm. Mặt khác, đà tăng của giá dầu hôm nay cũng bị hạn chế bởi đồng USD mạnh hơn nhờ kỳ vọng FED sẽ sớm thực hiện tăng lãi suất và lợi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 10 năm vượt mức 2%.

Tại thị trường trong nước, ngày 11/2, theo chu kỳ điều hành giá xăng dầu, Liên Bộ Công Thương – Tài chính đã công bố giá cơ sở cho kỳ điều hành từ ngày 11/2.

Theo đó, tại kỳ điều hành này, Liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định: Thực hiện trích lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu (Quỹ BOG) đối với xăng RON 95 ở mức 50 đồng/lít, dầu mazut ở mức 300 đồng/kg. Mặt khác, chi sử dụng Quỹ BOG đối với mặt hàng xăng E5 RON 92 ở mức 200 đồng/lít; dầu diesel ở mức 400 đồng/lít; dầu hỏa ở mức 100 đồng/lít.

Sau khi thực hiện việc trích lập và chi sử dụng Quỹ BOG, giá xăng dầu hôm nay được niêm yết phổ biến trên thị trường như sau:

Mức giá này có hiệu lực từ 15h ngày 11/2. Như vậy giá xăng dầu sẽ tăng 4 phiên liên tiếp, đưa mặt hàng này lên mức giá khá cao.

Tin liên quan

Đọc tiếp