Hỗ trợ các dự án khởi nghiệp của đồng bào dân tộc thiểu số

CHÍNH SÁCH dân tộc
10:54 - 22/09/2023
Đầu tư, hỗ trợ các dự án khởi nghiệp hướng tới mục tiêu thúc đẩy tinh thần kinh doanh, khởi nghiệp của đồng bào dân tộc thiểu số. Ảnh: Thu Trang
Đầu tư, hỗ trợ các dự án khởi nghiệp hướng tới mục tiêu thúc đẩy tinh thần kinh doanh, khởi nghiệp của đồng bào dân tộc thiểu số. Ảnh: Thu Trang
0:00 / 0:00
0:00
Đầu tư, hỗ trợ các dự án khởi nghiệp hướng tới mục tiêu thúc đẩy tinh thần kinh doanh, khởi nghiệp; phát huy những tiềm năng, thế mạnh của địa phương và tạo việc làm, ổn định sinh kế cho người dân.

Bạn đọc Lê Phong ở Điện Biên hỏi: Xin hỏi các dự án khởi nghiệp tận dụng các thế mạnh của vùng dân tộc thiểu số sẽ được hỗ trợ như thế nào?

Trả lời:

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN) giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025. Trong đó, nội dung thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp tại vùng ĐBDTTS là một nội dung quan trọng.

Các nội dung, định mức hỗ trợ thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng ĐBDTTS&MN được quy định cụ thể tại Điều 14 Thông tư số 15/2022/TT-BTC của Bộ Tài chính về quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025.

Hỗ trợ xây dựng mô hình khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh

Một mô hình khởi nghiệp tại Phú Thọ

Một mô hình khởi nghiệp tại Phú Thọ

Hỗ trợ 50% chi phí đào tạo nâng cao trình độ công nghệ, kỹ thuật sản xuất tại hiện trường, nhưng không quá 30 triệu đồng/khóa đào tạo, tối đa 05 khóa/mô hình.

Hỗ trợ 100% chi phí hợp đồng đặt hàng các cơ sở viện, trường để nghiên cứu thực nghiệm phát triển sản phẩm dịch vụ nhưng không quá 30 triệu đồng/hợp đồng và tối đa 05 hợp đồng/mô hình.

Hỗ trợ 75% chi phí thiết kế bao bì, nhãn mác, quảng cáo, xây dựng thương hiệu sản phẩm, tối đa 150 triệu đồng/mô hình.

Hỗ trợ chi phí vận hành các dự án “Trung tâm hỗ trợ khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”

Chi mua sắm thiết bị văn phòng theo Quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền và thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, pháp luật về đấu thầu; bảo dưỡng, sửa chữa tài sản thực hiện theo quy định tại Thông tư 65/2021/TT-BTC.

Hỗ trợ xây dựng trang thông tin điện tử, hệ thống cơ sở dữ liệu, cổng kết nối điện tử hỗ trợ trực tuyến theo dự án hoặc đề cương chi tiết đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nhưng tối đa 01 tỷ đồng/trung tâm.

Hỗ trợ gian hàng kết nối, giới thiệu sản phẩm vùng ĐBDTTS&MN và thu hút đầu tư (theo hình thức trực tuyến và trực tiếp), mức hỗ trợ tối đa 400 triệu đồng/trung tâm (không bao gồm kinh phí duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa).

Hỗ trợ triển khai hoạt động tập huấn cho cán bộ, giảng viên và chuyên gia tư vấn khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh vùng ĐBDTTS&MN. Hỗ trợ tối đa 100 triệu đồng/lớp, không quá 01 lớp/năm.

Hỗ trợ triển khai các khóa tập huấn khởi sự kinh doanh cho người dân tộc thiểu số, doanh nghiệp, hợp tác xã tại khu vực đặc biệt khó khăn. Hỗ trợ tối đa 150 triệu đồng/lớp và không quá 05 lớp/năm.

Hỗ trợ tổ chức chương trình ngày hội kết nối khởi nghiệp dân tộc thiểu số, các cuộc thi khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh. Hỗ trợ tối đa 200 triệu đồng/chương trình và không quá 02 chương trình/năm, tối đa 330 triệu đồng/cuộc thi và không quá 01 cuộc thi/năm.

Các hợp tác xã tham gia hoạt động quảng bá sản phẩm. Ảnh: BSA

Các hợp tác xã tham gia hoạt động quảng bá sản phẩm. Ảnh: BSA

Hỗ trợ tổ chức hoạt động chợ phiên kết nối sản phẩm và thu hút thường niên (theo hình thức trực tuyến và trực tiếp) với mức hỗ trợ là 45 triệu đồng/phiên chợ và không quá 02 phiên chợ trong 01 tháng, thời gian hỗ trợ tối đa 48 tháng.

Hỗ trợ hoạt động quảng cáo, tuyên truyền theo mức tối đa 300 triệu đồng/năm và không quá 03 năm.

Hỗ trợ xây dựng và vận hành thí điểm các dự án “Trung tâm kết nối giao thương thương mại, du lịch và quảng bá sản vật vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”

Hỗ trợ triển khai các khóa tập huấn kỹ năng phát triển kinh doanh, kiến thức pháp luật về hợp đồng, nghiệp vụ bán hàng và ứng dụng công nghệ số trong kết nối giao thương cho người dân tộc thiểu số, doanh nghiệp, hợp tác xã có nhu cầu tham gia kết nối giao thương và người lao động tại Trung tâm kết nối giao thương. Mức hỗ trợ tối đa 150 triệu đồng/lớp và không quá 06 lớp/năm.

Hỗ trợ hoạt động quảng cáo, tuyên truyền, xây dựng các tư liệu phục vụ quảng bá, tiếp thị theo mức tối đa 300 triệu đồng/năm.

Hỗ trợ tổ chức sự kiện kết nối giao thương B2B. Mức chi tối đa 150 triệu đồng/sự kiện và không quá 06 sự kiện/năm.

Hỗ trợ xây dựng và phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ kết nối giao thông, hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ kết nối giao thương. Hỗ trợ tối đa 500 triệu đồng/trung tâm.

Hỗ trợ tổ chức các hoạt động thu hút đầu tư, hội chợ, triển khai thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng ĐBDTTS&MN

Hỗ trợ kinh phí tổ chức các hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư, kết nối tiêu thụ sản phẩm, các phiên chợ văn hóa, hội chợ, giao lưu, diễn đàn, các lễ hội gắn thương mại với du lịch; chi hỗ trợ xây dựng và thực hiện một số mô hình nhằm tiêu thụ sản phẩm của vùng ĐBDTTS&MN.

Hỗ trợ kinh phí tập huấn phát triển nguồn nhân lực thương mại; truyền thông nhằm quảng bá các sản phẩm của vùng ĐBDTTS&MN; tổ chức các cuộc thi biểu tượng chợ vùng ĐBDTTS&MN.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà. Ảnh: VGP

Rà soát toàn diện các dự án BOT giao thông

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 190 ngày 3/5/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT.