Hưởng lợi từ giá phân bón tăng cao, Đạm Cà Mau lãi gấp 3 lần năm ngoái

DOANH NGHIỆP Việt nAM
15:16 - 10/01/2022
Đạm Cà Mau được hưởng lợi khi giá phân bón tăng cao.
Đạm Cà Mau được hưởng lợi khi giá phân bón tăng cao.
0:00 / 0:00
0:00
Năm 2021 cũng là năm đầu tiên Phân bón Cà Mau được Forbes xếp vào danh sách 50 công ty đứng đầu, có tiềm năng phát triển tại Việt Nam; lần đầu tiên cổ phiếu DCM cán mốc 40.000 đồng, vốn hóa đạt 1 tỷ USD.

Công ty Cổ phần Phân bón dầu khí Cà Mau (Đạm Cà Mau, mã chứng khoán DCM) vừa công bố kết quả kinh doanh sơ bộ năm 2021. Theo đó, trong năm 2021, sản lượng sản xuất đạt 898,56 nghìn tấn ure quy đổi, đạt 103% kế hoạch; Sản lượng tiêu thụ ước đạt 1.017,91 nghìn tấn, đạt 99% kế hoạch.

Tổng doanh thu ước đạt 10.011 tỷ đồng, đạt 110% kế hoạch. Lợi nhuận trước thuế ước đạt 1.936,15, đạt 210% kế hoạch; Lợi nhuận sau thế ước đạt 1.823 tỷ đồng, gấp 2,74 lần so với năm 2020. Đây cũng là doanh thu, lợi nhuận cao nhất mà PVCFC đạt được trong 10 năm qua.

Trước đó, vào những ngày cận kề năm mới 2022, Đạm Cà Mau thông báo điều chỉnh kế hoạch kinh doanh 2021. Cụ thể, doanh nghiệp tăng chỉ tiêu tổng doanh thu hợp nhất từ 7.839 tỷ đồng lên 9.168 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế từ 197 tỷ lên 867,5 tỷ đồng và tỷ lệ chia cổ tức từ 5% lên 10%.

Không chỉ đột phá về doanh thu, giá cổ phiếu DCM cũng có sự tăng trưởng tốt trong năm 2021. Nếu hồi đầu năm mã này chỉ loanh quanh ở vùng 15.000 đồng thì đến cuối năm đã vươn lên mức đỉnh 40.000 đồng. Đây cũng là thị giá cao nhất của DCM từ khi niêm yết trên sàn HoSE năm 2016. Trong những phiên đầu năm, cổ phiếu của Đạm Cà Mau có chiều hướng đi xuống, hiện dừng ở mức 32.600 đồng.

Năm nay là năm đầu tiên Đạm Cà Mau ghi nhận con số lợi nhuận nghìn tỷ đồng.

Năm nay là năm đầu tiên Đạm Cà Mau ghi nhận con số lợi nhuận nghìn tỷ đồng.

Kết quả kinh doanh sáng lạn của Đạm Cà Mau là do giá phân bón sản xuất trong nước và nhập khẩu các loại (ure, DAP, kali…) trong năm 2021 đã tăng 80 - 150% so với năm 2020. Theo dự báo của các chuyên gia và giới phân tích chứng khoán, đà tăng của giá phân bón sẽ kéo dài cho tới nửa đầu năm 2022.

Nguyên nhân là do giá nguyên vật liệu đầu vào là than, khí tăng rất mạnh khiến nhiều nhà máy sản xuất phải cắt giảm sản lượng, thậm chí ngừng hoạt động. Mặt khác, động thái hạn chế xuất khẩu của Trung Quốc và Nga hay tình trạng thiếu điện ở Trung Quốc hay châu Âu sẽ tiếp tục khiến cho nguồn cung phân bón trên toàn cầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng…

Còn tại nước ta, nhu cầu phân bón cao để phục vụ cho vụ lúa Đông Xuân cũng được dự báo là nguyên nhân đẩy giá phân bón lên cao trong nửa đầu năm 2022.

Trong một báo cáo mới đây, Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cho rằng giá urê toàn cầu trung bình sẽ đạt 625 USD/tấn trong năm 2022, tăng 25% so với mức 500 USD/tấn trong năm 2021.

Mặc dù có triển vọng lớn nhưng PVCFC vẫn rất thận trọng trong việc đưa ra kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2022. Theo đó, Công ty đặt mục tiêu sản lượng 860.100 tấn urê quy đổi, 80.000 tấn NPK. Tổng doanh thu 9.017 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế 542 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế 512 tỷ đồng.

Tin liên quan

Đọc tiếp