Philippines khởi động xây dựng nhà máy điện hạt nhân

NĂNG LƯỢNG Philippines
11:09 - 23/01/2022
Philippines rất quan tâm phát triển điện hạt nhân quy mô nhỏ
Philippines rất quan tâm phát triển điện hạt nhân quy mô nhỏ
0:00 / 0:00
0:00
Philippines vừa ký với Nga các văn bản liên quan đến khả năng xây dựng một nhà máy điện hạt nhân công suất nhỏ trên lãnh thổ Philippines, đồng thời lên kế hoạch phát triển năng lượng sạch đến năm 2030.

Ngày 20/1, Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử Nhà nước Nga Rosatom và Bộ Năng lượng Philippines đã ký kế hoạch hành động chung để tiến hành nghiên cứu khả thi sơ bộ cho việc thực hiện dự án nhà máy điện hạt nhân mô-đun nhỏ (SMR) ở Philippines.

Việc ký kết diễn ra tại Dubai trong khuôn khổ Tuần lễ Rosatom kéo dài một tuần, sự kiện nêu bật một loạt các công nghệ và ứng dụng của năng lượng hạt nhân, bao gồm cả những cải tiến hạt nhân mới nhất, nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống và giúp giải quyết các thách thức xã hội, kinh tế và môi trường toàn cầu.

“Công nghệ SMR cung cấp một giải pháp hiệu quả trong việc cung cấp nguồn điện ổn định, đáng tin cậy và thân thiện với môi trường ở các quốc đảo. Các lò phản ứng công suất thấp của Rosatom là một giải pháp tham khảo được thử nghiệm trong điều kiện khắc nghiệt của Bắc Cực trên các tàu phá băng của Nga và chúng tôi rất vui khi các đối tác của từ Cộng hòa Philippines sẵn sàng tiếp tục công việc chung theo hướng này”, ông Evgeny Pakermanov, Chủ tịch của Rosatom ở nước ngoài cho biết.

Ngày Lò phản ứng mô-đun nhỏ (SMR) đã trở thành sự kiện chính của tuần lễ Rosatom "Công nghệ đột phá cho một tương lai bền vững" ở Dubai.

Bộ Năng lượng Philippines và Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử Nhà nước Nga Rosatom đã ký biên bản ghi nhớ về việc tiến hành nghiên cứu khả thi sơ bộ dự án nhà máy điện hạt nhân nhỏ dựa trên công nghệ SMR.

Bộ Năng lượng Philippines và Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử Nhà nước Nga Rosatom đã ký biên bản ghi nhớ về việc tiến hành nghiên cứu khả thi sơ bộ dự án nhà máy điện hạt nhân nhỏ dựa trên công nghệ SMR.

Trước đó vào đầu tháng 3/2020 tại Manila, Bộ trưởng Năng lượng Philippines Alfonso Cusi đã đề xuất lại việc đưa hạt nhân vào chương trình năng lượng quốc gia. Trước đó, Bộ trưởng Cusi đã thể hiện quyết tâm này thông qua một dự thảo sắc lệnh hành pháp hồi tháng 2/2020.

Sự quan tâm của Chính phủ Philippines với năng lượng hạt nhân diễn ra trong bối cảnh quan hệ giữa nước này và Nga đang rất thân thiết. Trong chuyến thăm của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tới Matxcơva vào tháng 10/2019, Nga từng đưa ra đề xuất về việc phát triển các dự án điện hạt nhân tại Philippines.

Đầu năm 2019, bên lề diễn đàn doanh nghiệp Nga - Philippines tổ chức tại Moskva, Bộ Năng lượng Philippines và Rosatom đã ký biên bản ghi nhớ về việc tiến hành nghiên cứu khả thi sơ bộ dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân nhỏ dựa trên công nghệ SMR.

Đẩy mạnh công suất năng lượng tái tạo đạt 15GW vào năm 2030

Trong tuần vừa qua, Bộ Năng lượng Philippines cũng công bố danh sách các dự án năng lượng tái tạo đang hoạt động đủ điều kiện cho các tiêu chuẩn danh mục tái tạo (RPS), đồng thời yêu cầu các nhà cung cấp điện của đất nước phải cung cấp một phần năng lượng đã thỏa thuận từ các dự án năng lượng tái tạo.

Danh sách gồm có 62 dự án năng lượng mặt trời với tổng công suất lên tới 1,3GW; 36 nhà máy thủy điện tổng công suất 412,8MW; 7 trang trại điện gió với tổng công suất khoảng 410MW và 6 nhà máy điện địa nhiệt với tổng công suất 218,5MW.

Trong số các nhà máy này, một số đã hoạt động theo chương trình FIT của quốc gia, trong khi một số khác được lên kế hoạch hoạt động theo thị trường bán buôn điện giao ngay (WESM) hoặc thỏa thuận mua bán điện song phương (PPA).

Theo số liệu của Cơ quan Năng lượng tái tạo Quốc tế, tính đến cuối năm 2020, Philippines đã có 1,04GW công suất năng lượng mặt trời được lắp đặt. Hầu hết các nhà máy năng lượng mặt trời của Philippines được đảm bảo áp dụng chế độ thuế quan cũ, thông qua đấu giá hoặc các chương trình khác.

Chính phủ Philippines cũng đã lên kế hoạch lắp đặt để đạt công suất 15GW năng lượng tái tạo vào năm 2030.

Tin liên quan

Đọc tiếp