Sản phẩm thô chiếm hơn 70% xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

XNK Việt nAM
15:21 - 09/02/2022
Xuất khẩu thủy sản chế biến chiếm thị phần cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu - Ảnh: minh họa
Xuất khẩu thủy sản chế biến chiếm thị phần cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu - Ảnh: minh họa
0:00 / 0:00
0:00
Năm 2021, xuất khẩu thủy sản đạt hơn 73.000 tấn, trị giá 8,88 tỷ USD, trong đó sản phẩm thô dạng đông lạnh, tươi và khô chiếm tới 72% tổng kim ngạch.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP), năm 2021 xuất khẩu thủy sản của Việt nam chủ yếu dưới dạng sản phẩm tươi, khô và đông lạnh. Trong đó, sản phẩm thủy sản sống, tươi, khô, đông lạnh… (mã HS 03) đạt giá trị xuất khẩu 6,4 tỷ USD, tăng 8,5% và chiếm 72% tổng giá trị.

Bên cạnh đó, tổng giá trị các sản phẩm thủy sản chế biến (mã HS 16) chiếm 28%, đạt gần 2,5 tỷ USD, tương đương với năm 2020.

Năm 2021, xuất khẩu tôm chiếm tỷ trọng chi phối gần 44% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản, đạt gần 3,9 tỷ USD; cá tra chiếm 18%, đạt 1,6 tỷ USD, các loại cá khác chiếm 19%, đạt 1,7 tỷ USD. Xuất khẩu cá ngừ năm 2021 đạt 759 triệu USD, tăng 17% và chiếm 8,5%; mực, bạch tuộc chiếm gần 7%, đạt 608 triệu USD.

Các loài thủy sản đạt giá trị kim ngạch cao nhất trong năm 2021 bao gồm tôm chân trắng đạt gần 3 tỷ USD, chiếm 33% tổng xuất khẩu thuỷ sản, tiếp đến là cá tra, cá ngừ. Tôm sú đạt 759 triệu USD, chiếm 7%, chả cá và surimi mang về 619 triệu USD, chiếm 7%. Tiếp đến là mực với 315 triệu USD, bạch tuộc đạt 294 triệu USD, mỗi loài chiếm trên 3% giá trị xuất khẩu thuỷ sản.

Ngoài ra còn có cá hồi, cá nục, cá cơm, chiếm tỷ trọng lần lượt là 2,7%, 1,6% và 1,3%.

Nhiều loài thuỷ sản và sản phẩm có giá trị xuất khẩu tăng mạnh 2-3 con số trong năm qua. Trong đó, xuất khẩu surimi tăng 25.9%; bạch tuộc tăng 14.7%; nghêu tăng 49.5%; ghẹ tăng 37%; nước mắm tăng 21.3%...

Cùng với đà tăng của một số loài thủy sản, xuất khẩu cá hồi, cá tuyết, cá minh thái, các basa và tôm đổ đều giảm. Theo VASEP, nguyên nhân là do dịch Covid khiến chi phí vận tải tăng cao làm giảm đơn hàng từ nguyên liệu gia công chế biến.

Đạt được kết quả khả quan trong năm vừa qua của ngành thủy sản, doanh nghiệp xuất khẩu đóng vai trò quan trọng. Trong quý III/2021, khi các tỉnh phía Nam bùng phát dịch, hầu hết các nhà máy chế biến chỉ duy trì được 30 – 50% sản xuất. Xuất khẩu thủy sản trong các tháng quý III/2021 đã giảm tới 25 – 30%.

Trong 3 tháng cuối năm 2021, các doanh nghiệp được tháo gỡ giãn cách đã đi vào hoạt động trở lại, đẩy mạnh sản xuất mặt hàng xuất khẩu, kéo theo tổng giá trị xuất khẩu cả năm.

Cụ thể, công ty CP Thực phẩm Sao Ta đạt doanh thu cao nhất trong lịch sử 26 năm hoạt động với doanh thu đạt 5.199 tỷ đồng năm 2021, tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Công ty CP Xuất nhập khẩu Thủy sản Bến Tre đạt lợi nhuận 342 tỷ đồng, tăng 7,5%; công ty CP Vĩnh Hoàn đạt hơn 9.054 tỷ đồng, tăng 28%; công ty CP XNK Thủy sản Cửu Long An Giang đạt 1213 tỷ đồng, tăng 27%; công ty CP Thủy sản Nam Việt đạt 3.494 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ; công ty CP Thủy sản Miền Trung đạt 858 tỷ USD, tăng 21%...

Theo Bộ Công Thương dự báo, năm 2022 xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sẽ tăng 3,9%, đạt 9,2 tỷ USD do nhu cầu thủy sản toàn cầu tiếp tục tăng.

Tin liên quan

Đọc tiếp