Siêu dự án Thành phố thông minh của Hà Nội vẫn bỏ hoang sau 2 năm

bđs Việt nAM
10:21 - 14/01/2022
Siêu dự án Thành phố thông minh tại Đông Anh, Hà Nội
Siêu dự án Thành phố thông minh tại Đông Anh, Hà Nội
0:00 / 0:00
0:00
Dự án Thành phố thông minh (Smart City) tại huyện Đông Anh được khởi công vào ngày 6/10/2019, dự kiến triển khai theo 5 giai đoạn và hoàn thành vào năm 2028. Tuy nhiên sau hai năm, đến nay dự án vẫn chỉ là một bãi đất bị bỏ hoang.

Thành phố thông minh Đông Anh là một trong các dự án bất động sản lớn bậc nhất của thủ đô Hà Nội với tổng số vốn đầu tư vào khoảng 4,2 tỷ USD trên diện tích đất 272ha. Dự án nằm trên trục phát triển Nhật Tân – Nội Bài của thành phố trong tương lai, tọa lạc tại xã Vĩnh Ngọc,Kim Nỗ, Hải Bối và thị trấn Đông Anh. Dự án được phát triển bởi liên doanh 2 chủ đầu tư hàng đầu của Việt Nam và Nhật Bản là BRG và Sumitomo.

Quỹ đất để triển khai dự án Thành phố thông minh Đông Anh đa phần là đất nông nghiệp nên quá trình đền bù, giải phóng mặt bằng cũng không quá phức tạp như các dự án nằm trong nội đô Hà Nội. Tuy vậy sau 2 năm, quỹ đất dành để phát triển Thành phố thông minh Đông Anh dường như vẫn không có gì thay đổi.

Dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội dự kiến sẽ có quy mô gần 300ha chia làm 5 giai đoạn. Ảnh: Vietnam Finance

Dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội dự kiến sẽ có quy mô gần 300ha chia làm 5 giai đoạn.

Ảnh: Vietnam Finance

UBND huyện Đông Anh dự kiến thời gian hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội là năm 2024. Như vậy, trong tương lai gần, hàng trăm ha đất của dự án này vẫn bị "bỏ hoang" để chờ ngày chính thức được triển khai.

Trước đó, siêu dự án thành phố thông minh đã chính thức được cấp Giấy chứng nhận đầu tư tại Hội nghị đầu tư và phát triển Hà Nội vào 17/6/2018. Để triển khai dự án mang tầm cỡ quốc tế này, vào cuối năm 2017, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ, UBND TP Hà Nội, Tập đoàn BRG và Tập đoàn Sumitomo đã ký thỏa thuận hợp tác phát triển dự án đô thị Nhật Tân - Nội Bài.

Hạ tầng sẽ được đầu tư đồng bộ, kết nối cho cả dự án theo ý tưởng quy hoạch của công ty tư vấn P&T Consultants Pte Ltd (Hồng Kông), tái hiện hình ảnh truyền thống Thăng Long - Hà Nội với ý tưởng chính là "Rồng đón ngọc", xương sống chính là tuyến đường cao tốc kết nối từ sân bay về trung tâm thành phố. Đầu Rồng quay về sông Hồng - Hồ Tây.

Ý tưởng quy hoạch dự án tái hiện hình ảnh truyền thống Thăng Long - Hà Nội với ý tưởng chính là "Rồng đón ngọc"

Ý tưởng quy hoạch dự án tái hiện hình ảnh truyền thống Thăng Long - Hà Nội với ý tưởng chính là "Rồng đón ngọc"

Kiến trúc của siêu thành phố thông minh được quy hoạch theo hướng thân thiện với thiên nhiên, sử dụng công nghệ cao vào các lĩnh vực năng lượng, giáo dục, sức khỏe, nước sạch…

Bắt đầu tư ngã tư đường Võ Nguyên Giáp và đường 5 kéo dài chạy về hướng sân bay Nội Bài 11 km là khu vực được quy hoạch dự án thành phố thông minh. Trong đó, cầu Nhật Tân sẽ là điểm nhấn và là cửa ngõ kết nối siêu đô thị thông minh này với trung tâm đô thị hiện hữu Tây Hồ Tây và đô thị lõi Hà Nội, cùng với đó là tuyến metro từ Trần Hưng Đạo - Nam Thăng Long - Nhật Tân.

Ngoài ra, tòa tháp tài chính dự kiến cao 108 tầng được xem là điểm nhấn kiến trúc độc đáo của thành phố thông minh, nằm ngay điểm đầu vào cửa ngõ Thủ đô nhìn về cầu Nhật Tân. Sau khi hình thành, dự án thành phố Thông Minh ( Smart City Đông Anh ) sẽ là cửa ngõ kết nối thế giới vào trung tâm thủ đô Hà Nội.

Tin liên quan

Đọc tiếp