Số người chết vì động đất tại Trung Quốc tăng lên 149 người

Động đất TRUNG QUỐC
09:25 - 25/12/2023
Các tòa nhà bị hư hại sau trận động đất ở quận Jishishan, tỉnh Cam Túc, Trung Quốc ngày 20/12/2023. Ảnh: Reuters
Các tòa nhà bị hư hại sau trận động đất ở quận Jishishan, tỉnh Cam Túc, Trung Quốc ngày 20/12/2023. Ảnh: Reuters
0:00 / 0:00
0:00
Tính tới đêm ngày 24/12, trận động đất mạnh 6,2 độ richter xảy ra tại Trung Quốc đã khiến ít nhất 149 người thiệt mạng và 2 người mất tích – đánh dấu một trong những trận động đất nghiêm trọng nhất tại quốc gia này.

Trước đó vào đêm 18/12, trận động đất mạnh 6,2 độ richter xảy ra tại tỉnh Cam Túc, tây bắc Trung Quốc với tâm chấn nằm ở độ sâu 10km tại quận Jishishan của tỉnh này, cách ranh giới với tỉnh Thanh Hải khoảng 5km.

Rung lắc được cảm nhận ở hầu hết khu vực xung quanh, bao gồm Lan Châu, thủ phủ tỉnh Cam Túc, cách tâm chấn khoảng 100 km về phía đông bắc. Các quan chức còn ghi nhận 9 cơn dư chấn có cường độ từ 3,0 độ richter trở lên sau trận động đất, với dư chấn lớn nhất có cường độ 4,1 độ Richter.

Tính tới 22/12, Reuters trích dẫn truyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết hơn 200.000 ngôi nhà bị phá hủy, 15.000 ngôi nhà có nguy cơ bị sập và 145.000 người phải di dời tại Cam Túc – nơi gánh chịu hậu quả động đất nghiêm trọng nhất. 117 người thuộc tỉnh này được xác nhận đã thiệt mạng trong khi 781 người khác bị thương.

Trong khi đó tại Thanh Hải phía tây Cam Túc, 32 người thiệt mạng và 2 người vẫn mất tích tính đến 11 giờ đêm ngày 24/11 theo truyền thông nhà nước Trung Quốc. Những thống kê này đưa tổng số người thiệt mạng lên con số 149 người, biến trận động đất thành một trong những vụ nghiêm trọng nhất tại Trung Quốc.

Các quan chức Trung Quốc nhận định mức độ nghiêm trọng của thiệt hại tới từ việc việc tâm chấn nông trong khi chuyển động theo phương thẳng đứng gây ra rung chuyển dữ dội hơn và đá trầm tích tương đối mềm trong khu vực cũng làm tăng sức mạnh phá hủy của trận động đất.

Ngoài ra, kết cấu không vững chắc của các công trình cũng là một nguyên nhân. Tại khu vực bị động đất ảnh hưởng, nhiều ngôi nhà bị phá hủy được xây dựng lâu năm và làm bằng kết cấu gỗ đất hoặc gỗ gạch trong khi các bức tường chịu lực được xây dựng từ đất, từ đó khiến khả năng chống chịu rung lắc kém.

Trong bối cảnh thiên tai, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi các nỗ lực tìm kiếm cứu nạn toàn diện và sắp xếp phù hợp cho những người bị ảnh hưởng để đảm bảo an toàn cho tính mạng và tài sản của người dân. Bộ Tài chính và Bộ Quản lý Tình trạng Khẩn cấp Trung Quốc cũng phân bổ ngân sách tương đương 28 triệu USD từ quỹ ứng phó khẩn cấp trung ương cho các khu vực bị động đất.

Động đất thường xảy ra ở khu vực có các hoạt động kiến tạo cường độ cao như các tỉnh ở ranh giới phía đông bắc của cao nguyên Thanh Hải - Tây Tạng bao gồm hầu hết Tây Tạng, Thanh Hải, Cam Túc, một phần Tân Cương và vùng cao nguyên gồ ghề ở phía tây Tứ Xuyên.

Mười năm trước tại Tứ Xuyên, hơn 6.700 người bị thương và hơn 160 người thiệt mạng trong trận động đất mạnh 6,6 độ richter. Năm 2010, một trận động đất có cường độ 7,1 độ richter đã khiến 2.700 người ở Yushu, khu vực có phần lớn người Tạng sinh sống ở Thanh Hải, thiệt mạng.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Nữ phát ngôn viên AI của Bộ Ngoại giao Ukraine Victoria Shi. Ảnh: Theo Bộ Ngoại giao Ukraine.

Bộ Ngoại giao Ukraine giới thiệu phát ngôn viên AI

Nữ phát ngôn viên tên Victoria Shi được tạo ra từ trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay mặt Bộ Ngoại giao Ukraine đưa ra các tuyên bố chính thức. Những tuyên bố do Victoria Shi đọc sẽ không phải do AI tạo ra mà được viết và xác minh bởi người thật.