Tháng 1/2022, Hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới (RCEP) có hiệu lực

CHÍNH SÁCH asean
14:46 - 04/11/2021
Tháng 1/2022, Hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới (RCEP) có hiệu lực
0:00 / 0:00
0:00
Với việc vừa được Australia và NewZealand phê chuẩn, RCEP - hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới với quy mô thị trường 2,2 tỷ dân chính thức có hiệu lực từ ngày đầu năm tới.

Trong thông cáo phát đi ngày 3/11, Bộ trưởng Thương mại và Tăng trưởng xuất khẩu New Zealand Phil Twyford cho biết nước này đã phê chuẩn Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).

RCEP gồm 10 quốc gia thành viên ASEAN cùng 5 quốc gia khác là Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand. Hiện hiệp định đã được phê chuẩn bởi 6 thành viên ASEAN và các nước ngoài ASEAN là Trung Quốc, Nhật Bản, lần lượt vào tháng 4 và tháng 6/2021.

Theo quy định, RCEP có hiệu lực 60 ngày sau khi tối thiểu 6 thành viên ASEAN và 3 thành viên ngoài khối phê chuẩn. Như vậy, việc New Zealand và Australia, phê chuẩn RCEP đã kích hoạt hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới có hiệu lực từ tháng 1/2022 và đẩy nhanh hơn nữa quá trình phục hồi kinh tế sau dịch Covid-19 của các quốc gia này.

Khi thực thi, mức thuế áp dụng với hàng hóa nhiều nước trong đó có bao gồm Nhật, Trung Quốc và nhiều nước thành viên Đông Nam Á sẽ được giảm đáng kể. Tính chung, RCEP sẽ loại bỏ thuế quan với khoảng 91% các sản phẩm hàng hóa công nghiệp. CPTPP loại bỏ 99,9% các dòng thuế.

RCEP được kỳ vọng phục hồi các chuỗi cung ứng trong khu vực và thúc đẩy các chuỗi cung ứng hoạt động hiệu quả hơn cho các doanh nghiệp. Hiệp định cũng thiết lập thị trường xuất khẩu ổn định, lâu dài cho các nước ASEAN trong bối cảnh các chuỗi cung ứng bất ổn gần đây.

Tổng GDP của các nước thành viên trong RCEP là 25 nghìn tỷ USD tức tương đương khoảng 30% tổng GDP toàn cầu, lớn hơn quy mô của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Khu vực Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Việc thực thi RCEP tạo nên khuôn khổ pháp lý ràng buộc trong khu vực về chính sách thương mại, đầu tư, sở hữu trí tuệ, thương mại điện tử... và tạo ra sân chơi công bằng trong khu vực.

Khác với CPTPP, RCEP không áp dụng quy định yêu cầu phải cải tổ doanh nghiệp trong lĩnh vực nhà nước, môi trường và lao động. Tuy nhiên nó sẽ mang đến nhiều lợi ích cho các nước nếu nhìn từ góc độ thương mại. Đây là thỏa thuận thương mại đầu tiên có sự góp mặt của cả ba nền kinh tế Trung Quốc, Nhật và Hàn Quốc.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà. Ảnh: VGP

Rà soát toàn diện các dự án BOT giao thông

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 190 ngày 3/5/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT.