Thêm Thụy Điển và Đan Mạch bị Nga cắt nguồn cung khí đốt

NĂNG LƯỢNG CHÂU ÂU
11:13 - 01/06/2022
Trụ sở tập đoàn khí đốt nhà nước Gazprom của Nga. Ảnh: Al Mayadeen
Trụ sở tập đoàn khí đốt nhà nước Gazprom của Nga. Ảnh: Al Mayadeen
0:00 / 0:00
0:00
Hôm 31/5 và 1/6, Nga tiếp tục mở rộng việc cắt giảm khí đốt sang châu Âu khi tập đoàn khí đốt nhà nước Gazprom thông báo sẽ cắt nguồn cung tới một số quốc gia không thân thiện đã không đồng ý theo cơ chế thanh toán mới.

Sau khi các quốc gia phương Tây gồm Mỹ và các quốc gia EU quyết định áp đặt các lệnh trừng phạt lên Nga do chiến dịch quân sự mà nước này tiến hành với Ukraine, Nga đã thực hiện nhiều biện pháp trả đũa về cả mặt kinh tế lẫn mặt ngoại giao. Đặc biệt, việc cắt khí đốt tới khu vực này – một khu vực vốn phụ thuộc nhiều vào nguồn cung của Nga – đã khiến cuộc chiến kinh tế leo thang căng thẳng hơn và đẩy giá khí đốt của khu vực tăng vọt.

Cụ thể hôm 31/5, thông báo chính thức của Gazprom được Reuters trích dẫn cho biết tập đoàn này đã cắt hoàn toàn nguồn cung khí đốt tới công ty khí đốt của Hà Lan là GasTerra. Tiếp tới hôm 1/6, Gazprom cho biết sẽ tiếp tục cắt nguồn cung tới các tập đoàn khí đốt Orsted của Đan Mạch và Shell Energy của Anh cho hợp đồng cung cấp khí đốt cho Đức. Nguyên nhân được đưa ra là do các công ty này đã thất bại trong việc hoàn thành hạn chót thanh toán tiền năng lượng bằng đồng Ruble cho Moscow.

Các động này này xảy ra ngay sau công bố cắt giảm 90% sản lượng nhập khẩu dầu Nga của Liên minh châu Âu EU hôm đầu tuần. Biện pháp trừng phạt gặp nhiều phản đối này được coi như biện pháp cứng rắn nhất từ trước tới giờ mà khối này áp đặt lên Nga và nền kinh tế của nước này.

Phản ứng lại các động thái từ phía Nga, đại diện GasTerra của Hà Lan cho biết tập đoàn này đã thành công ký kết được một hợp đồng thay thế từ một nhà cung cấp khác cho khoảng 2 tỷ mét khối khí bị cắt. Người phát ngôn Bộ Kinh tế nước này Pieter ten Bruggencate cũng khẳng định việc Nga cắt nguồn cung không phải là một mối đe dọa đối với nguồn cung và an ninh năng lượng nước này.

Tập đoàn Orsted của Đan Mạch cũng khẳng định dù bị Nga cắt nguồn cung, nước này sẽ không phải chịu bất kỳ rủi ro nào. Thay vào đó, nước này cho biết sẽ chuyển sang khác thị trường khí đốt châu Âu khác để lấp đầy khoảng trống. Ngay sau thông báo của Gazprom, Giám đốc điều hành Mads Nipper của Orsted cho biết một lượng lớn nhu cầu khí đốt của Đan Mạch được mua trên thị trường châu Âu nên động thái này của Nga không gây ra bất kỳ ảnh hưởng nghiêm trọng nào.

Cũng theo các dữ liệu, dòng khí đốt của Nga tới Đức qua đường ống Nord Stream cũng đã ghi nhận sự sụt giảm. Tuy nhiên theo các chuyên gia, việc này có khả năng do Hà Lan đã bị cắt nguồn cung.

Cơ sở lưu trữ khí của Gazprom tại Kasimov, Nga. Ảnh: Bloomberg

Cơ sở lưu trữ khí của Gazprom tại Kasimov, Nga. Ảnh: Bloomberg

Hiện ngoài các nước mới nhất là Đan Mạch và Hà Lan bị cắt nguồn cung khí đốt, các quốc gia Bulgaria, Ba Lan và Phần Lan trước đó cũng đã bị ngừng nguồn cung do từ chối thanh toán theo cơ chế mới của Moscow. Mặt khác, các công ty của Đức, Pháp và Italy lại cho biết sẽ đồng thuận với phương án thanh toán mới nhằm tránh bị cắt nguồn cung.

Việc cắt giảm nguồn cung đã thúc đẩy giá khí đốt vốn đã cao tại châu Âu lên cao nữa và khiến lạm phát gia tăng. Các chính phủ và công ty châu Âu vì vậy đã phải ráo riết tìm kiếm các nguồn cung thay thế và cơ sở hạ tầng để xử lý chúng, bao gồm các đơn vị lưu trữ nổi và tái định hóa (FSRU).

Thêm vào đó, các quốc gia trong khu vực cũng phải gấp rút lấp đầy các kho dự trữ khí đốt của mình trước mùa đông năm nay để chuẩn bị trước cho viễn cảnh bị Nga cắt khí đốt. Dữ liệu từ Cơ sở hạ tầng khí Châu Âu cho thấy kho chứa khí đốt của Hà Lan hiện đã đầy khoảng 37% trong khi các kho chứa khí đốt của Đan Mạch hiện đã đầy 55%. Theo Bộ trưởng Năng lượng Đan Mạch Dan Jorgensen, Đan Mạch và Thụy Điển vẫn sẽ có đủ nguồn cung cho tất cả các khách hàng trong 5 tháng nếu nguồn cung cấp từ Đức bị cắt.

Đọc tiếp

Nữ phát ngôn viên AI của Bộ Ngoại giao Ukraine Victoria Shi. Ảnh: Theo Bộ Ngoại giao Ukraine.

Bộ Ngoại giao Ukraine giới thiệu phát ngôn viên AI

Nữ phát ngôn viên tên Victoria Shi được tạo ra từ trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay mặt Bộ Ngoại giao Ukraine đưa ra các tuyên bố chính thức. Những tuyên bố do Victoria Shi đọc sẽ không phải do AI tạo ra mà được viết và xác minh bởi người thật.