Thị trường truy xuất nguồn gốc thực phẩm sẽ đạt 9,75 tỷ USD vào năm 2028

Nông Sản THẾ GIỚI
10:52 - 07/12/2021
Truy xuất nguồn gốc giúp nâng tầm nông sản Việt
Truy xuất nguồn gốc giúp nâng tầm nông sản Việt
0:00 / 0:00
0:00
Theo phân tích mới nhất của Emergen Research, quy mô thị trường truy xuất nguồn gốc thực phẩm toàn cầu đạt 4,54 tỷ USD vào năm 2020 và dự kiến ​​sẽ tăng lên 9,75 tỷ USD vào năm 2028.

Sự tăng trưởng này ​​được thúc đẩy bởi nhu cầu gia tăng đối với hệ thống truy xuất nguồn gốc để theo dõi từng giai đoạn chế biến thực phẩm, theo Emergen Research.

Những lo ngại về an toàn thực phẩm đã trở nên quan trọng ở một số quốc gia, đặc biệt là những quốc gia thiếu tiêu chuẩn và các quy định nghiêm ngặt về chất lượng, an toàn thực phẩm trong những năm gần đây.

Tính minh bạch về an toàn thực phẩm đã đặt ra yêu cầu lớn cho các nhà sản xuất và điều hành thực phẩm, thậm chí cả các nhà phân phối ở một số quốc gia liên quan đến việc tuân theo các tiêu chuẩn cụ thể trong chuỗi cung ứng.

Sau đại dịch COVID-19, nghiên cứu của Emergen Research cho thấy, một số lượng lớn người tiêu dùng đang ngày càng tăng mức độ quan tâm đối với những gì họ ăn và những người đã tiếp xúc với những gì họ tiêu thụ.

Điều này đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc triển khai các biện pháp an toàn bổ sung nhằm hỗ trợ giá trị thương hiệu, tăng lòng tin của người tiêu dùng và thúc đẩy doanh thu của một số công ty.

Ngược lại, điều này cũng tạo thêm sự thúc đẩy đáng kể về nhu cầu trên các chuỗi cung ứng nhất định đã triển khai các biện pháp phù hợp cho phép truy xuất nguồn gốc các sản phẩm thực phẩm.

Kết quả là, theo báo cáo của tổ chức này, thị trường truy xuất nguồn gốc thực phẩm toàn cầu dự kiến ​​sẽ đạt tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 10,2% và doanh thu dự kiến ​​sẽ tăng từ 4,54 tỷ USD vào năm 2020 lên 9,75 tỷ USD vào năm 2028.

Công nghệ mới đã thúc đẩy sự phát triển trong thị trường truy xuất nguồn gốc, với Internet vạn vật (Internet of Things - IoT) và blockchain giúp tăng cường kiểm soát chất lượng cũng như giám sát sản phẩm thực phẩm trong dây chuyền lạnh.

Người tiêu dùng ngày càng yêu cầu cao hơn về tính minh bạch, khả năng truy xuất nguồn gốc sản phẩm sẽ là xu thế tất yếu của thị trường đối với chất lượng sản phẩm hàng hóa và trở thành tiêu chí bắt buộc trong xuất khẩu mà các nhà doanh nghiệp sản xuất Việt Nam cần quan tâm.

Trích dẫn báo cáo của Emergen Research, Cổng Thông tin của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận định rằng, bên cạnh việc giúp ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại, truy xuất nguồn gốc sẽ góp phần xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm Việt Nam. Đối với xuất khẩu, đặc biệt là các sản phẩm nông, lâm, thủy sản, việc minh bạch thông tin sẽ giúp các bên liên quan có thể truy xuất nhanh chóng, chính xác, qua đó giúp doanh nghiệp hướng đến chinh phục thị trường quốc tế vốn đòi hỏi rất khắt khe về truy xuất nguồn gốc hàng hóa trong cả sản xuất lẫn thương mại.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, giai đoạn 2021 - 2030, với mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, sản xuất theo chuỗi giá trị đảm bảo các nguyên tắc bền vững, trách nhiệm và minh bạch, thực hiện Đề án 100 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xác định cần tăng cường ứng dụng công nghệ trong sản xuất, chế biến.

Xây dựng và vận hành hệ thống truy xuất nguồn gốc nông sản là một trong những định hướng quan trọng để thực hiện mục tiêu đẩy mạnh thị trường trong nước và xuất khẩu, nâng cao giá trị gia tăng cho ngành.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà. Ảnh: VGP

Rà soát toàn diện các dự án BOT giao thông

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 190 ngày 3/5/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT.