Thổ Nhĩ Kỳ phản đối Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO

Quân sự CHÂU ÂU
09:06 - 17/05/2022
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. Ảnh: TIG
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. Ảnh: TIG
0:00 / 0:00
0:00
Hôm 16/5, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan của Thổ Nhĩ Kỳ tái khẳng định một lần nữa sẽ không đồng ý với các đề nghị gia nhập NATO của Phần Lan và Thụy Điển, đồng thời cho biết bất kỳ nỗ lực thuyết phục nào cũng sẽ không đem lại kết quả.

Theo RT, chính phủ Thụy Điển và Phần Lan đã chính thức công bố ý định gia nhập khối liên minh quân sự lớn nhất thế giới vào cuối tuần này. Do những xung đột gần đây tại Ukraine, hai nước này đã xem xét lại chính sách không liên kết lâu đời của mình. Các cuộc thăm dò dư luận cũng cho thấy phần lớn người dân ở đây đồng ý với việc gia nhập NATO.

Tuy nhiều nước trong khối đã đồng ý và bày tỏ rõ thiện chí mời hai quốc gia châu Âu này gia nhập, Thổ Nhĩ Kỳ lại giữ thái độ ngược lại. Thậm chí, tổng thống nước này là ông Erdogan còn có những lời lẽ tương đối gay gắt khi ông gọi hai quốc gia Bắc Âu này là “nhà nghỉ cho các tổ chức khủng bố.

Theo ông Erdogan, các quốc gia này không có lập trường rõ ràng dứt khoát chống lại các tổ chức khủng bố gồm Đảng Công nhân Kurdistan ly khai (PKK) và Mặt trận Giải phóng Nhân dân Cách mạng (DHKP / C) vốn bị Ankara đặt ngoài vòng pháp luật. Do đó, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không đồng ý với việc gia nhập NATO của 2 nước này.

Trong cùng ngày 16/5, Bộ Ngoại giao Thụy Điển cho biết các quan chức cấp cao của Helsinki và Stockholm sẽ cùng tới Thổ Nhĩ Kỳ để thảo luận về vấn đề này sâu hơn. Tuy nhiên, ông Erdogan đã chỉ ra trong cuộc họp báo rằng những cuộc nói chuyện như vậy sẽ không đem lại bất cứ kết quả nào.

Con đường gia nhập NATO của Thụy Điển và Phần Lan đang gặp phải rào cản lớn nhất từ chính quyền ông Erdogan. Nguyên nhân là do để một quyết định có thể thông qua, tư cách thành viên của 1 nước muốn gia nhập phải được tất cả 30 thành viên nhất trí.

Bất chấp những tuyên bố chắc chắn từ Thổ Nhĩ Kỳ, Phó Tổng thư ký NATO Mircea Geoana trước đó đã chia sẻ NATO có thể thuyết phục được nước này. Nhiều chuyên gia cũng cho rằng Ankara có khả năng cao sẽ chịu sự thúc ép từ phía Mỹ để đảo ngược lại các phản đối của mình.

Ở một diễn biến khác, Áo cho biết mình không phải một thành viên NATO và cũng không có kế hoạch trở thành một thành viên trong tương lai gần. Những lời này được Bộ trưởng Ngoại giao Alexander Schallenberg của quốc gia này khẳng định hôm 16/5 với các phóng viên tại Brussels.

Đồng thời khi được hỏi về lập trường của Áo trong việc Thụy Điển và Phần Lan muốn gia nhập NATO, ông Schallenberg cho biết ông “hoàn toàn tôn trọng” các quyết định của Helsinki và Stockholm”, đồng thời nói thêm rằng đó “là quyết định của họ chứ không phải của chúng tôi”. Tuy nhiên, ông mô tả động thái được thực hiện bởi Thụy Điển và Phần Lan là một "tín hiệu mạnh mẽ" đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin và nó cho thấy rằng các chính sách của Moscow là sai lầm.

Trước những động thái này, Nga đã bày tỏ sự lên án mạnh mẽ. Theo ý kiến của Tổng thống Nga Putin, diễn biến mới này đã làm trầm trọng thêm tình hình an ninh quốc tế vốn đã phức tạp. Nga coi sự mở rộng của NATO là một mối đe dọa an ninh trực tiếp tới quốc gia, do đó ông Putin cho biết Moscow "không có vấn đề gì" với một trong hai quốc gia gia nhập NATO. Tuy nhiên, nếu 2 nước này phát triển cơ sở hạ tầng quân sự của NATO trên lãnh thổ của mình, việc này sẽ là một nước đi leo thang đáng kể tình hình hiện tại.

Mặt khác, ông Schallenberg cũng kêu gọi EU duy trì đoàn kết khi đưa ra các biện pháp trừng phạt chống lại Nga và chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine. Tuy ông thừa nhận rằng các thành viên EU chưa rõ ràng vòng trừng phạt tiếp theo sẽ như thế nào, ông khẳng định EU đang “cố gắng thể hiện một hình ảnh đoàn kết đáng kinh ngạc”.

Tin liên quan

Đọc tiếp