Thương mại Việt - Anh thời hậu Brexit được 'tiếp lửa' nhờ FTA

XNK Việt nAM
10:58 - 16/12/2021
0:00 / 0:00
0:00
Thương mại song phương giữa Việt - Anh đang ghi nhận sự tăng trường bất chấp những thay đổi lớn về quy định thương mại do Brexit, nhờ Việt Nam là quốc gia thứ hai Đông Nam Á có hiệp định thương mại tự do (FTA) với Anh.

Vương quốc Anh hiện là đối tác thương mại hàng đầu và là thị trường xuất khẩu thứ 9 của Việt Nam trong số các quốc gia trên thế giới và thứ 4 trong số các quốc gia châu Âu. Những thay đổi trong vấn đề nhập khẩu hàng hóa của Anh thời kỳ hậu Brexit đang ảnh hưởng đến các doanh nghiệp Việt Nam muốn xuất khẩu hàng hóa vào Anh.

Theo ông Nguyễn Cảnh Cường, Tham tán thương mại Việt Nam tại Vương quốc Anh chia sẻ tại Hội thảo “Triển vọng thương mại Việt Nam – Vương quốc Anh: Cơ hội và thách thức trong bối cảnh hậu Brexit và Covid-19” hôm 15/12, hiện các doanh nghiệp trong nước vẫn cần phải theo dõi sát sao các chính sách của Anh để chuẩn bị nguồn hàng xuất khẩu phù hợp.

Ông Cường cho biết, trước đây các doanh nghiệp đáp ứng đủ các yêu cầu quy định trong Hiệp định ᴠề ᴄáᴄ biện pháp ᴠệ ѕinh ᴠà kiểm dịᴄh động ᴠật (SPS) của Liên minh châu Âu (EU) là có thể xuất khẩu sang thị trường Anh. Nhưng giờ đây, các doanh nghiệp cần phải đáp ứng quy định riêng về SPS của Anh nếu muốn xuất khẩu hàng hóa sang thị trường này.

Mặt khác, việc Anh rời EU khiến quan hệ giao thương không còn tự do như trước. Cùng với đó, việc tiến hành xây dựng và ban hành các quy định riêng cho hàng hóa nhập vào Anh đã thúc đẩy các doanh nghiệp của Anh tìm kiếm các nguồn cung mới thay vì phụ thuộc vào các thị trường cũ ở châu Âu.

Ông Nguyễn Cảnh Cường, Tham tán thương mại Việt Nam tại Vương quốc Anh. Ảnh: MOFA
Ông Nguyễn Cảnh Cường, Tham tán thương mại Việt Nam tại Vương quốc Anh. Ảnh: MOFA

Theo ông Cường, chính sách hậu Brexit của Anh tập trung trọng tâm chiến lược hướng về khu vực Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương với việc tăng cường hợp tác kinh tế với các nền kinh tế mới nổi như Việt Nam, đây chính là cơ hội cho Việt Nam tiến sâu hơn vào thị trường này.

Nhưng khi Anh rời EU cũng đồng nghĩa với việc Hiệp định thương mại tự do (EVFTA) của EU và Việt Nam sẽ không còn hiệu lực tại Anh. Do đó Việt Nam và Anh đã thực hiện một hiệp định song phương mới nhằm tạo điều kiện để thương mại hai chiều được phát triển thuận lợi. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland (UKVFTA) được ký vào tháng 12/2020 đã đánh dấu một trang mới cho sự hợp tác giữa hai bên kể từ khi Anh rời EU.

Hiện ở Đông Nam Á, Việt Nam là nước thứ 2 sau Singapore ký hiệp định thương mại tự do với Anh. Thương mại song phương Việt - Anh đã khởi sắc sau khi các điều khoản trong UKVFTA được thực thi tạm thời từ ngày 1/1/2021 và chính thức từ ngày 1/5 vừa qua. Những thay đổi chính sách về thuế, nhập khẩu từ phía Anh đã tạo thuận lợi hơn cho hàng hóa Việt Nam nhập khẩu vào Anh, trong khi chính sách thuế cũng đơn giản hơn so với EU nên thương mại song phương phát triển nhanh.

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Với UKVFTA, có 65% số dòng thuế đã được xóa bỏ và trong 6 năm tới 99% số dòng thuế sẽ tiếp tục được xóa bỏ. Hiệp định này đang đem lại cơ hội xuất khẩu cho những sản phẩm quan trọng của Việt Nam như điện thoại và linh kiện, quần áo, giầy dép và hải sản sang Anh. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng được hưởng hạn ngạch thuế quan cho 14 mặt hàng như trứng, tỏi, ngô ngọt…, trong đó mặt hàng gạo có mức độ tiếp cận thị trường cao hơn.

Theo cam kết trong UKVFTA, thuế nhập khẩu hầu hết tôm nguyên liệu vào Anh được giảm từ mức thuế cơ bản 10-20% xuống 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Với mặt hàng hoa quả, hơn 94% trong tổng số 547 dòng thuế đưa về 0%. Do đó nhiều sản phẩm là thế mạnh của Việt Nam như vải, nhãn, chôm chôm, thanh long, dứa, dưa… sẽ có thêm lợi thế tiếp cận thị trường, trong bối cảnh các loại hoa quả nhiệt đới của các đối thủ cạnh tranh như Brazil, Thái Lan, Malaysia… đều chưa có FTA với Anh.

Trong 10 tháng đầu năm 2021, tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu Việt - Anh đạt 5,4 tỷ USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, giá trị xuất khẩu đạt 4,7 tỷ USD, tăng 14,5%, tương đương 0,6 tỷ USD so với cùng kỳ; nhập khẩu đạt 706,2 triệu USD, tăng 25,69%, tương đương 144,4 triệu USD so với cùng kỳ.

Các sản phẩm xuất khẩu sang Anh có mức tăng trưởng tốt trong 10 tháng đầu năm là cao su (tăng 85%), rau quả (tăng 72,8%)… Với nhập khẩu, 10 tháng đầu năm 2021 ghi nhận đà tăng trưởng vượt bậc với hóa chất (tăng 4.065%), dược phẩm (2.654%), sản phẩm hóa chất (tăng 1.053%)…

Tính đến tháng 10 năm 2021, Anh có 439 dự án đầu tư nước ngoài FDI ở Việt Nam, chiếm 1,3% số dự án FDI của cả nước với tổng vốn đầu tư lên tới gần 4 tỷ USD. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, dòng vốn FDI từ Anh vào Việt Nam trong thời gian tới sẽ tăng đáng kể.

Tuy nhiên, dù có nhiều ưu thế trong hiệp định UKFVTA nhưng doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa thực sự nắm bắt được cơ hội. Anh hiện là thị trường nhập khẩu lớn thứ 5 thế giới, tuy nhiên thị phần hàng hóa của Việt Nam chỉ chiếm 1% tổng kim ngạch nhập khẩu của Anh.

“Một số doanh nghiệp không chuẩn bị sẵn sàng về chất lượng và sản lượng để xuất khẩu, một số lại báo giá quá cao, thời gian giao hàng chậm dẫn đến việc không thể cạnh tranh được với thị trường khác như Trung Quốc”, ông Cường chia sẻ.

Theo ông, doanh nghiệp cần tiếp cận với các chính sách mới của Anh để có thể đáp ứng yêu cầu của thị trường này đối với các hàng hóa nhập khẩu. Ngoài ra cũng cần quan tâm đến các yêu cầu của luật pháp Anh có ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu hàng hóa Việt Nam, cụ thể là các yêu cầu về giấy chứng nhận, thủ tục xuất khẩu hàng hóa, khai báo thuế… phải theo những quy định mới của nước Anh.

Tin liên quan

Đọc tiếp