Trung Quốc triển khai nền tảng nhận dạng cá nhân dựa trên blockchain

CÔNG NGHỆ TRUNG QUỐC
16:22 - 15/12/2023
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
0:00 / 0:00
0:00
Trung Quốc mới đây công bố sẽ triển khai RealDID - nền tảng nhận dạng cá nhân thống nhất dựa trên công nghệ chuỗi khối (blockchain), để xác minh danh tính người dùng, giảm thiểu nguy cơ rò rỉ thông tin cá nhân.

Theo South China Morning Post, nền tảng RealDID là sản phẩm do Bộ Công an Trung Quốc chủ trì, hợp tác với hàng loạt các tổ chức khác nhau như Trung tâm thông tin quốc gia của Trung Quốc, Tập đoàn truyền thông di động Trung Quốc, Bộ phận phát triển công nghệ Anxin Zhongdun Beijing, Liên minh phát triển mạng dịch vụ blockchain.

RealDID là hệ thống xác minh danh tính cấp quốc gia phi tập trung đầu tiên trên thế giới. Nền tảng này là sự kết hợp giữa mạng dịch vụ blockchain và chuỗi nhận dạng kỹ thuật số (CTID).

Hệ thống này cho phép công dân Trung Quốc đăng ký và đăng nhập ẩn danh vào các trang web bằng cách sử dụng mã định danh phi tập trung (DID) với khóa riêng. Ứng dụng được triển khai nhằm đảm bảo dữ liệu cá nhân của người dùng Internet không được liên kết trực tiếp với thông tin tài chính của họ, giúp tăng cường mức độ bảo mật.

RealDID sẽ cung cấp cho người dùng một loạt các tùy chọn khác nhau, bao gồm xác minh tên thật, mã hóa dữ liệu, đăng nhập bí mật, DID doanh nghiệp tùy chỉnh và dịch vụ chứng chỉ danh tính.

Người dùng có thể chọn mức độ tiết lộ thông tin cá nhân trên các nền tảng dịch vụ khác nhau. Bằng cách này, lượng dữ liệu thông tin truyền đi có thể được giảm thiểu, đảm bảo tính bảo mật tối đa.

"Việc ra mắt RealDID nhằm cung cấp cho người dùng quyền kiểm soát danh tính kỹ thuật số và thông tin cá nhân của họ, đồng thời đảm bảo rằng các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ sẽ chỉ truy cập vào dữ liệu mà họ được cho phép" đại diện dự án RealDID cho biết.

Mặc dù chưa đề cập chính thức về thời điểm triển khai ứng dụng, song ứng dụng có tiềm năng to lớn trong việc đảm bảo quyền riêng tư của thông tin cá nhân.

Theo giới chuyên gia, luật pháp Trung Quốc yêu cầu các tài khoản trực tuyến phải gắn với một số hình thức nhận dạng tên thật, điển hình là số điện thoại ngày nay.

6 nền tảng truyền thông xã hội hàng đầu của Trung Quốc bao gồm WeChat, Sina Weibo, Douyin, Kuaishou, Bilibili và Xiaohongshu, đang yêu cầu các nhà sáng tạo nội dung trên 500.000 người theo dõi, phải hiển thị tên thật hoặc tên nhà tài trợ tài chính. Mục tiêu của biện pháp này là nhằm tăng cường uy tín và tạo điều kiện cho giám sát công khai.

Tuy nhiên, chuyên gia bảo mật cấp cao Yang Lin cho rằng, yêu cầu người dùng đăng nhập bằng tài khoản mạng xã hội như WeChat, vốn được gắn với một số điện thoại, có thể dẫn đến mức độ độc quyền cao về tài nguyên lưu lượng dữ liệu của các nền tảng Internet lớn, khiến tình trạng rò rỉ dữ liệu nghiêm trọng hơn.

Nền tảng RealDID cung cấp các phương pháp mã hóa sẽ được cung cấp cho các cá nhân, cho phép họ kiểm soát dữ liệu của mình và quyết định ai có thể truy cập dữ liệu đó.

Đọc tiếp

Nữ phát ngôn viên AI của Bộ Ngoại giao Ukraine Victoria Shi. Ảnh: Theo Bộ Ngoại giao Ukraine.

Bộ Ngoại giao Ukraine giới thiệu phát ngôn viên AI

Nữ phát ngôn viên tên Victoria Shi được tạo ra từ trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay mặt Bộ Ngoại giao Ukraine đưa ra các tuyên bố chính thức. Những tuyên bố do Victoria Shi đọc sẽ không phải do AI tạo ra mà được viết và xác minh bởi người thật.
CEO Apple Tim Cook.

CEO Apple Tim Cook đến Việt Nam

Ngày 15/4, Apple xác nhận CEO Tim Cook có mặt tại Việt Nam nhằm tăng các khoản chi cho các nhà cung cấp Việt Nam, cũng như hỗ trợ cung cấp năng lượng sạch, nước sạch cho các trường học.