Vẫn còn tình trạng một thuê bao di động đăng ký ở nhiều địa phương

viễn thông Việt nAM
11:37 - 09/08/2023
0:00 / 0:00
0:00
Sơ bộ kết quả thanh tra thông tin thuê bao cho thấy vẫn còn tình trạng một số thuê bao được đăng ký ở nhiều tỉnh thành phố khác nhau trong thời gian ngắn.

Thông tin trên vừa được Văn phòng Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TT&TT) chia sẻ tại họp báo thường kỳ tháng 8 của Bộ diễn ra chiều ngày 8/8.

Thời gian qua, để ngăn chặn tình trạng các đối tượng lợi dụng đăng ký thuê bao đứng tên nhiều SIM, kích hoạt sẵn, bán tràn lan, thực hiện các hành vi lừa đảo, gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội, Bộ TT&TT đã yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông di động quyết liệt thực hiện đúng tiến độ việc rà soát, làm rõ đối với các khách hàng sở hữu nhiều SIM (trên 10 SIM).

Việc xử lý thuê bao đứng tên nhiều SIM không đúng quy định đã thu được những kết quả tích cực. Đến giữa tháng 7/2023, các nhà mạng đã rà soát, làm rõ việc sở hữu đối với tất cả 100% các thuê bao khách hàng là tổ chức. Đối với thuê bao khách hàng cá nhân đứng tên trên 10 SIM, các nhà mạng đã xử lý được hơn 20% tổng số giấy tờ đứng tên nhiều SIM.

Cùng với việc truyền thông mạnh mẽ của các nhà mạng thông qua hình thức nhắn tin, gọi điện chăm sóc khách hàng, đề nghị người sử dụng đến điểm giao dịch để ký lại hợp đồng nếu họ thực sự sở hữu trên 3 SIM, hiện 80% số SIM của các chủ thuê bao có trên 10 SIM đã được xử lý.

Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng một số thuê bao được đăng ký ở nhiều tỉnh thành phố khác nhau trong thời gian ngắn và nhiều chủ thuê bao không thực hiện giao kết hợp đồng khi đăng ký từ SIM thứ 4 trở lên.

Chính vì vậy, Bộ TT&TT tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc các doanh nghiệp tiếp tục triển khai các biện pháp với mục tiêu đến 31/8 cơ bản hoàn thành việc bảo đảm người đứng tên đăng ký thuê bao chính là người sử dụng số thuê bao đó.

Đại diện Cục Viễn thông, Bộ TT&TT cho biết, việc chuẩn hóa thông tin thuê bao là bảo vệ chính quyền lợi của người dùng. Khi người dùng mua SIM nhưng lại đứng tên người khác sẽ nảy sinh nhiều vấn đề. Bởi lẽ, SIM đó không chỉ để sử dụng các dịch vụ nhắn tin, hay gọi điện mà còn được dùng vào nhiều dịch vụ khác liên quan tới tài chính, kinh tế, giao dịch điện tử.

Ngoài ra, để ngăn chặn kịp thời các cuộc gọi rác và các hình thức lừa đảo qua mạng viễn thông, Bộ TT&TT phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục siết chặt kiểm soát và xử lý các trường hợp vi phạm trong công tác quản lý thông tin thuê bao cũng như các dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng viễn thông. Từ đó hạn chế và xử lý dứt điểm tình trạng SIM rác, cuộc gọi rác...

Đồng thời, Bộ TT&TT chỉ đạo Thanh tra Bộ, Cục Tần số vô tuyến điện, 3 doanh nghiệp viễn thông lớn là Viettel, VNPT và MobiFone thường xuyên rà soát, phát hiện, phối hợp lực lượng Công an bắt giữ, xử lý những trường hợp sử dụng BTS giả để phát tán tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo.

Đọc tiếp

Nữ phát ngôn viên AI của Bộ Ngoại giao Ukraine Victoria Shi. Ảnh: Theo Bộ Ngoại giao Ukraine.

Bộ Ngoại giao Ukraine giới thiệu phát ngôn viên AI

Nữ phát ngôn viên tên Victoria Shi được tạo ra từ trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay mặt Bộ Ngoại giao Ukraine đưa ra các tuyên bố chính thức. Những tuyên bố do Victoria Shi đọc sẽ không phải do AI tạo ra mà được viết và xác minh bởi người thật.
Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi. Ảnh: Getty Images

CEO TikTok: 'Chúng tôi sẽ không đi đâu cả'

Ngày 24/4, Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi khẳng định công ty sẽ chiến thắng được thách thức pháp lý và ngăn chặn dự luật cấm ứng dụng video ngắn phổ biến này tại thị trường Mỹ - nơi TikTok đang sở hữu hơn 170 triệu người dùng.
Những người sáng tạo nội dung TikTok tập trung tại Đồi Capitol, ngày 12/3. Ảnh: Yahoo News

Mỹ tiến gần hơn tới lệnh cấm Tiktok

Thượng viện Mỹ ngày 23/4 (giờ địa phương) đã thông qua dự luật yêu cầu ứng dụng truyền thông mạng xã hội Tiktok phải thoái vốn khỏi công ty mẹ ByteDance ở Trung Quốc, hoặc sẽ bị cấm ở thị trường Mỹ.