Xuất khẩu khí đốt của Mỹ căng thẳng sau vụ nổ ở Texas

LNG MỸ
18:04 - 09/06/2022
Cơ sở sản xuất khí đốt của Freeport LNG tại Texas. Ảnh: Google Map
Cơ sở sản xuất khí đốt của Freeport LNG tại Texas. Ảnh: Google Map
0:00 / 0:00
0:00
Vụ nổ tại một trong những nhà máy khí đốt tự nhiên lớn nhất của Mỹ tại Texas là Freeport LNG đã khiến 20% công suất xuất khẩu khí đốt tự nhiên của nước này đang chịu đình trệ trong ít nhất là 3 tuần.

Theo Reuters, Freeport LNG là một trong những nhà xuất khẩu khí đốt tự nhiên hàng đầu của Mỹ và cơ sở tại Bờ Vịnh Texas đồng thời là một trong những cơ sở lớn nhất. Tuy nhiên do một vụ nổ và hỏa hoạn xảy ra tại đây, từ ngày 8/6 công ty này đã buộc phải thông báo ngừng hoạt động trong ít nhất là 3 tuần.

Công ty cũng không cho biết thêm về nguyên nhân chính xác của vụ cháy và mức độ thiệt hại. Sau khi một số nhân chứng báo cáo về một tiếng nổ lớn và một quả cầu lửa lớn xuất hiện trong khu vực. Các cảnh quay trên không do các đài truyền hình địa phương ghi lại cho thấy các nhân viên cứu hỏa đang thực hiện công tác dập lửa.

Ngoài ra do tầm quan trọng của nó, động thái tạm ngừng hoạt động này được nhiều chuyên gia đánh giá là sẽ tạo ra ảnh hưởng đáng kể tới thị trường châu Á và đặc biệt là châu Âu. Cơ sở Freeport LNG siêu đông và hóa lỏng khoảng 2 tỷ feet khối khí tự nhiên mỗi ngày, tương đương khoảng 20% toàn bộ công suất xuất khẩu của Mỹ.

Do đó, dù giá khí đốt tự nhiên tại Mỹ đã giảm hơn 6% vào 8/6, sự cố này sẽ một lần nữa đẩy giá lên cao và sẽ tạo ra tác động sâu rộng hơn trên thị trường toàn cầu. Trong bối cảnh đó, châu Âu sẽ là bên chịu ảnh hưởng tiêu cực do hậu quả của việc gián đoạn chuỗi cung ứng sau đại dịch.

Các tác động lên thị trường của sự cố này lan rộng tới châu Âu trong 9/6 khi giá khí đốt tại đây bị đẩy cao hơn 20% do các nhà giao dịch lo ngại các lô hàng bị mất của Mỹ sẽ gây căng thẳng cho thị trường.

Trên hết, việc các quốc gia này áp đặt các biện pháp trừng phạt toàn diện lên Nga và từ chối thanh toán theo cơ chế mới cũng khiến một số quốc gia bị cắt nguồn cung khí đốt và khiến tình hình càng nghiêm trọng hơn. Dù đã nhiều lần tuyên bố muốn từ bỏ nguồn cung từ Nga, việc tìm nguồn cung thay thế cho hơn 40% tổng nhu cầu khí đốt là một nan đề mà châu Âu chưa thể tìm ra lời giải. Trước đó trong năm 2021, khu vực này đã mua tới 155 tỷ mét khối thông qua hệ thống các đường ống được xây dựng chằng chịt.

Ở một diễn biến khác, khối lượng xuất khẩu khí đốt tự nhiên từ Mỹ sang châu Âu trong năm 2021 chỉ đạt 22 tỷ mét khối. Tuy Tổng thống Mỹ Joe Biden đã cam kết gia tăng thêm 15 tỷ mét khối cho khu vực này năm 2022, một số nhà phân tích lại có cái nhìn trái ngược. Theo những chuyên gia này, với mỗi lượng khí đốt bổ sung mà Mỹ bán cho EU, những người mua khác sẽ nhận được ít hơn.

Đọc tiếp