Xung đột Nga – Ukraine làm đội giá vận chuyển hàng không toàn cầu

Vận chuyển THẾ GIỚI
16:35 - 05/03/2022
Ảnh: Singapore Changi Airport
Ảnh: Singapore Changi Airport
0:00 / 0:00
0:00
Kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự tại Ukraine, chi phí vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không đã tăng vọt, trong khi người tiêu dùng khắp thế giới phải vật lộn với tốc độ lạm phát nhanh nhất trong gần 40 năm trở lại đây.

Mỹ cùng Canada và phần lớn các nước châu Âu đã ra lệnh cấm máy bay Nga khỏi không phận của mình từ ngày 1/3. Lệnh cấm của Mỹ với các máy bay Nga cũng bao gồm cả đối với công ty vận tải hàng hóa khổng lồ Volga-Dnepr – doanh nghiệp chuyên chở các mảnh máy bay lớn như bộ phận cánh của một số máy bay phản lực Boeing.

Theo công ty dữ liệu hàng không Cirirum, trong tháng 1 có hơn 2.500 chuyến bay khởi hành từ Mỹ sử dụng không phận của Nga, trong khi có 493 chuyến bay từ Nga sử dụng không phận của Mỹ.

Ảnh: Getty Images

Ảnh: Getty Images

Do không phận với Nga đã bị đóng cửa, các hãng vận tải bao gồm KLM Royal Dutch Airlines và United Parcel Service đang phải chi ra nhiều tiền hơn để đổ đầy nhiên liệu cho các bay bay của mình. Đặc biệt, việc di chuyển tới các nước châu Á đang tốn nhiều thời gian hơn đáng kể với tuyến đường bị kéo dài hơn. Trong hơn 1 thập kỷ, giá nhiên liệu máy bay phản lực tại Mỹ cũng đang đạt mức cao kỷ lục.

Chi phí nhiên liệu máy bay tiêu chuẩn của Mỹ hôm 4/3 đã tăng lên hơn 3882 USD / gallon, mức cao nhất kể từ tháng 9/2008. Matthew Kohlman, phó giám đốc định giá các sản phẩm tinh chế tại S&P Global Commodity Insights, đã gọi sự tăng giá này là “cấp bão”. Nguyên nhân do từ khi cơn bão Ike đổ bộ vào Texas, mức giá chưa từng leo dốc cao như hiện tại.

Theo S&P, giá nhiên liệu máy bay tiêu chuẩn ở châu Á trong tuần này cũng đã đạt mức cao nhất trong hơn 8 năm. Trong khi đó, mức tiêu chuẩn tại châu Âu tăng lên cao nhất kể từ tháng 8/2008.

Do chi phí vận chuyển hàng không gia tăng vì các lệnh cấm bay và giá liên nhiệu leo thang, áp lực sẽ được chuyển sang người tiêu dùng. Mọi mặt hàng từ linh kiện sản xuất tới các đồ dễ hỏng như pho mát và trái cây nhập khẩu sẽ ngày càng đắt đỏ hơn. Hiện giá các mặt hàng từ lúa mỳ tới nhôm đều đã nhảy vọt.

Giá vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không từ Trung Quốc đến châu Âu đã tăng 80% trong tuần này lên 11,36 USD/kg. Mức này là mức cao nhất ghi nhận được kể từ tháng 10 trước đó theo dữ liệu của công ty đặt chỗ và nền tảng dữ liệu Freightos.

Gã khổng lồ giao hàng FedEx hôm 3/3 đã thông báo đơn vị Express của hãng sẽ tăng phụ phí đối với các gói hàng vận chuyển quốc tế. Có một số đầu mục phụ phí thậm chí còn tăng hơn gấp đôi – ví dụ như phí vận chuyển từ Hong Kong tới châu Âu, châu Phi và Trung Đông.

Trong khi đó, do hậu quả từ cuộc khủng hoảng tại Ukraine, Freightos cho biết giá cước vận chuyển đường biển cũng có thể tiếp tục tăng cao hơn nữa. Giá cước vận chuyển từ Châu Á tới Bờ Tây của Mỹ đã 16.155 USD / container hôm 3/3 - cao hơn gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Đọc tiếp