Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử ở Việt Nam

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử ở Việt Nam
0:00 / 0:00
0:00
Đây là nội dung nổi bật được đưa ra tại Tọa đàm chuyên đề “Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử ở Việt Nam” vừa được tổ chức tại Hà Nội.
Các diễn giả tham gia toạ đàm
Các diễn giả tham gia toạ đàm

Ngày 30/09, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức Tọa đàm chuyên đề số 10 với chủ đề “Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử ở Việt Nam”.

Tọa đàm có sự tham gia của PGS.TS. Nguyễn Thị Quế Anh – Chủ nhiệm Khoa, TS. Nguyễn Trọng Điệp – Phó Chủ nhiệm Khoa, TS. Phan Thị Thanh Thủy – Phó Chủ nhiệm BM Luật Kinh doanh, PGS.TS. Vũ Công Giao – Chủ nhiệm BM Luật Hiến pháp – Luật Hành chính, TS. Mai Văn Thắng – Trưởng phòng QLKH&HTPT và gần 250 chuyên gia, nhà khoa học, giảng viên, nghiên cứu viên, nghiên cứu sinh, học viên cao học các đơn vị trong cả nước.

Thực trạng phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam

Thực trạng phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam

Tại buổi toạ đàm, các diễn giả trao đổi về thực trạng và sự phát triển của thương mại điện tử tại nước ta cùng với sự tác động của nó đối với người tiêu dùng.

Theo phân tích của các diễn giả, thương mại điện tử xuất hiện tại Việt Nam từ những năm 2000, với sự phát triển không ngừng các sàn thương mại điện tử như Tiki, Lazada, Shopee... thu hút lượng khách hàng lớn.

Sự phát triển của thương mại điện tử cũng mang đến nhiều hoạt động gian lận và những tác động rủi ro đối với người tiêu dùng. Các hành vi phổ biến như các vấn đề về hàng giả, hàng cấm và hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ; quảng cáo,khuyến mại; cạnh tranh không lành mạnh, lừa đảo, gian lận; không đăng ký, thông báo hoặc giả mạo thông tin đăng ký, thông báo; các biện pháp kiểm soát người bán và hàng hoá bày bán trên các website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử; cung cấp thông tin; Giao kết hợp đồng sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến.

Ảnh tại buổi toạ đàm

Ảnh tại buổi toạ đàm

Các diễn giả đã phân tích những quy định pháp lý liên quan đến thương mại điện tử Việt Nam qua từng giai đoạn:

Giai đoạn từ năm 1997-2010 được đánh dấu như giai đoạn sơ khai cho sự xuất hiện của thương mại điện tử tại nước ta. Giai đoạn 2010-2015, với sự xuất hiện của mô hình mới của sàn thương mại điện tử như Sendo, Lazada... Đánh dấu sự chuyển mình với mô hình kinh tế chia sẻ. Giai đoạn từ năm 2016 đến nay, thương mại điện tử đã phát triển và cạnh tranh khốc liệt.

Sự ra đời của nghị định 85/2021/NĐ-CP về thương mại điện tử có nhiều điểm mới để quản lý thương mại điện tử cũng như bảo vệ người tiêu dùng. Quy định về trách nhiệm của chủ thương hiệu, trách nhiệm của chủ các cán bộ, ban, ngành; tăng trách nhiệm của chủ sàn; quản lý hoạt động thương mại của thương nhân nước ngoài; minh bạch hoá thông tin sản phẩm cùng với các điều kiện thiết lập website và ứng dụng.

Tại tọa đàm, các diễn giả cũng trao đổi về vấn đề đang được rất nhiều người quan tâm là bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử ở Việt Nam. Hiện nay, có 2 hệ thống bảo vệ người tiêu dùng: Hệ thống các văn bản pháp luật và hệ thống cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội.

Với hệ thống quản lý và giải quyết tranh chấp trực tuyến, các diễn giả cho rằng cần quản lý sát hoạt động thương mại điện tử; cung cấp thông tin cảnh báo về hàng giả, hàng cấm và xử lý vi phạm trong thương mại điện tử, báo cáo tình hình hoạt động thương mại điện tử.

Đối với hệ thống pháp luật, cần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý; rà soát và phân loại các websites, ứng dụng; nâng cao năng lực thực thi pháp luật về thương mại điện tử; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm, giải pháp tổng thể bảo vệ người tiêu dùng; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật./.

Đọc tiếp