Có hơn 23.000 tỷ đồng tiền mặt, Sabeco sắp thâu tóm thêm 2 công ty

SABECO Bia Sài Gòn
14:12 - 09/02/2023
Công nhân bên trong nhà máy sản xuất của Sabeco.
Công nhân bên trong nhà máy sản xuất của Sabeco.
0:00 / 0:00
0:00
HĐQT Tổng Công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, mã SAB) ngày 8/2 thông qua chủ trương triển khai đề xuất nâng sở hữu tại hai công ty là CTCP Tập đoàn Bia Sài Gòn Bình Tây (Sabibeco) và CTCP Tập đoàn Bao bì Sài Gòn.

Sau khi hoàn thành các thủ tục, hai công ty này sẽ trở thành công ty con của Sabeco.

Theo báo cáo tài chính quý 4/2022, Sabeco đang ghi nhận CTCP Tập đoàn Bia Sài Gòn Bình Tây là công ty liên kết với giá trị đầu tư 446 tỷ đồng, tương ứng lợi ích là 21,8%, quyền kiểm soát 22,18%.

Sabibeco hoạt động từ năm 2005, tiền thân là CTCP Bia Sài Gòn Bình Tây, với dự án đầu tiên là Nhà máy Bia Sài Gòn - Bình Dương.

Hiện, Sabibeco có 6 nhà máy thành viên với tổng công suất sản xuất đạt 810 triệu lít bia/năm, gồm: Nhà máy Bia Sài Gòn - Hoàng Quỳnh (Quận Bình Tân, TP HCM), Nhà máy Bia Sài Gòn - Bình Dương (Thị xã Dĩ An, Bình Dương), Nhà máy Bia Sài Gòn - Đồng Tháp (TP Cao Lãnh, Đồng Tháp), Nhà máy Bia Sài Gòn - Ninh Thuận (TP Phan Rang, Ninh Thuận), Nhà máy Bia Sài Gòn - Phủ Lý (Hà Nam), Nhà máy Bia Sài Gòn - Long Khánh (KCN Long Khánh, Đồng Nai).

Báo cáo tài chính năm 2020 và 2021 cho thấy công ty liên tục thua lỗ mặc dù doanh thu xấp xỉ 2.000 tỷ đồng. Cụ thể, năm 2021, lợi nhuận sau thuế của Sabibeco âm gần 80 tỷ đồng, còn năm 2021 âm 107 tỷ đồng.

Năm 2022, công ty mới chỉ công bố báo cáo tài chính quý 1 và cho thấy có lãi trở lại với lợi nhuận sau thuế đạt 21 tỷ đồng. Tổng tài sản ở ngưỡng xấp xỉ 3.000 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu trên 2.000 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đến cuối kỳ là 347 tỷ đồng, cho thấy những năm trước doanh nghiệp vẫn kinh doanh hiệu quả.

CTCP Tập đoàn Bao bì Sài Gòn được ghi nhận trong báo cáo tài chính của Sabeco với khoản đầu tư 50 tỷ đồng. Đây là công ty chuyên sản xuất lon nhôm hai mảnh và các sản phẩm từ giấy và bìa, in bao bì, nhãn mác mang thương mại, có địa chỉ tại KCN Bắc Vinh, TP Vinh, Nghệ An.

Tháng 10/2018, công ty hoàn thành việc sáp nhập CTCP Bao bì Sabeco Đồng Tháp và CTCP In và Bao bì Minh Phúc, nâng vốn điều lệ tăng từ 300 tỷ đồng lên hơn 560 tỷ đồng; tổng tài sản và nguồn vốn tăng 219%.

Nếu hoàn tất “thâu tóm” 2 công ty trên, Sabeco sẽ nâng tổng số công ty con lên mức 25. Bên cạnh đó, doanh nghiệp sở hữu thương hiệu bia Sài Gòn còn đầu tư vào nhiều công ty liên doanh, liên kết khác.

Sabeco có thế mạnh trong các thương vụ M&A nhờ lượng tiền mặt dồi dào. Tại thời điểm cuối năm 2022, công ty có tới gần 23.500 tỷ đồng tiền và tiền gửi ngắn hạn, chiếm 68% tổng tài sản. Trong khi đó, vay nợ chỉ hơn 1.000 tỷ đồng.

Hãng bia Sài Gòn vừa trải qua một năm kinh doanh thuận lợi với doanh thu thuần đạt 35.235 tỷ đồng, tăng gần 33% so với năm 2021. Con số này tương đương bình quân hơn 96,5 tỷ đồng mỗi ngày. Lợi nhuận sau thuế đạt gần 5.500 tỷ đồng. Đây là mức lợi nhuận cao nhất của Sabeco từ trước đến nay.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Ảnh minh họa: PGBank đã có những phát triển vượt bậc sau khi cổ đông sáng lập là Petrolimex thoái vốn và sự tham gia của Tập đoàn Thành Công.

Những cổ đông ‘gần lớn’ ở PGBank

ĐHĐCĐ năm 2024 của PGBank có sự tham dự của 20 cổ đông, đại diện cho 97,424% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Xét theo tỷ lệ, đây là con số rất cao trên thị trường, thậm chí còn cao hơn các ngân hàng thương mại quốc doanh.