Dầu thô tăng nhẹ khi châu Âu muốn cấm vận năng lượng Nga

DẦU THÔ THẾ GIỚI
08:15 - 08/04/2022
Giá dầu tăng trở lại khi EU quyết định "cấm vận hoàn toàn" năng lượng Nga. Nguồn: The Sun Daily.
Giá dầu tăng trở lại khi EU quyết định "cấm vận hoàn toàn" năng lượng Nga. Nguồn: The Sun Daily.
0:00 / 0:00
0:00
Trên thị trường thế giới, giá dầu tăng nhẹ trong phiên giao dịch sáng nay, sau khi Nghị viện châu Âu bỏ phiếu thông qua một nghị quyết không ràng buộc về việc "cấm vận hoàn toàn" năng lượng Nga.

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 8/4, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchange, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 6/2022 đứng ở mức 96,38 USD/thùng, tăng 0,87 USD/thùng trong phiên.

Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 6/2022 đứng ở mức 101,55 USD/thùng, tăng 0,97 USD/thùng trong phiên.

Giá dầu ngày 8/4 tăng chủ yếu do lo ngại tình trạng thiếu hụt nguồn cung năng lượng sẽ nghiêm trọng hơn sau khi châu Âu muốn “cấm vận hoàn toàn” năng lượng Nga. Cụ thể, kênh RT đưa tin, Nghị viện châu Âu ngày 7/4 đã thông qua một nghị quyết yêu cầu cấm vận "hoàn toàn và ngay lập tức việc nhập khẩu dầu mỏ, than đá, nhiên liệu hạt nhân và khí đốt Nga".

Nghị quyết trên cũng yêu cầu loại hoàn toàn Nga khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT và các tổ chức quốc tế. Tuy nhiên, nghị quyết này không có tính ràng buộc pháp lý, mà thay vào đó nó có ý nghĩa cố vấn nhiều hơn.

Trong khi đó, EU hiện đang phụ thuộc đáng kể vào các nguồn cung năng lượng từ Nga khi có tới 40% khí đốt và 27% dầu mỏ ở châu Âu được Nga cung cấp. Trên thị trường thì Ấn Độ đang tiếp tục mua dầu thô của Nga với mức giá rẻ, làm suy yếu dự đoán của các nhà phân tích đưa ra trước đó là thị trường sẽ mất khoảng 2 - 3 triệu thùng dầu Nga/ngày.

Theo ông Jim Ritterbusch, chủ tịch của Ritterbusch & Associates LLC tại Galena cho biết, mặc dù giả thiết này vẫn có thể xảy ra khi các hợp đồng được hoàn thành và nhu cầu của nhà máy lọc dầu hoặc kho chứa cần thiết của Ấn Độ được đáp ứng, nhưng sự phát triển như vậy vẫn có thể mất vài tuần nếu không phải là vài tháng nữa.

Giá dầu hôm nay tăng còn do các tính toán cho thấy quyết định xả mạnh kho dự trữ dầu thô của Mỹ và các nước thành viên IEA là không đủ bù đắp sản lượng thiếu hụt thực tế.

Hôm 6/4, các nước thành viên Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã đồng ý giải phóng 60 triệu thùng so với mức 180 triệu thùng mà Mỹ công bố vào tuần trước để giúp giảm giá nhiên liệu, theo Reuters.

Trong đó, theo hãng thông tấn Kyodo đưa tin, Nhật Bản sẽ giải phóng 15 triệu thùng dầu từ các nguồn dự trữ của nhà nước và tư nhân.

Đà tăng của giá dầu ngày 8/4 cũng được hỗ trợ bởi thông tin các nhà máy lọc dầu ở Trung Quốc vẫn đang tôn trọng các hợp đồng đã ký với Nga nhưng đang hạn chế ký các hợp đồng mới.

Tuy nhiên, đà tăng của giá dầu vẫn bị hạn chế bởi nhiều đợt bùng phát dịch bệnh Covid-19 tại Trung Quốc đã dẫn đến việc phong tỏa trên diện rộng ở Thượng Hải, thành phố đông dân nhất của quốc gia châu Á. Điều này làm suy yếu triển vọng phục hồi nhu cầu tiêu thụ năng lượng trên toàn thế giới.

Bên cạnh đó, đồng USD mạnh hơn và áp lực lạm phát gia tăng tại nhiều quốc gia cũng là yếu tố kìm hãm đà tăng của giá dầu.

Tại thị trường trong nước, giá xăng dầu hôm nay được niêm yết phổ biến trên thị trường như sau:

Tin liên quan

Đọc tiếp