Động lực thắt chặt chính sách tiền tệ năm 2023 được dự báo đang suy yếu

LẠM PHÁT LÃI SUẤT
09:26 - 19/12/2022
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
0:00 / 0:00
0:00
Việc điều hành chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương trên thế giới đã góp phần làm giảm áp lực lạm phát. Nhờ đó, mức tăng lãi suất năm 2023 dự kiến dự kiến sẽ suy giảm so với năm 2022.

Trong báo cáo tuần 51 (19-23/12), Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) đã có cập nhật về chính sách tiền tệ thế giới.

BSC cho biết, đà tăng trưởng lạm phát trên thế giới đã tạo đỉnh vào tháng 6/2022 và tiếp tục suy yếu cho đến hiện tại. Chỉ số BCOM-Index, thước đo lạm phát giá cả hàng hóa đã giảm từ mức đỉnh 135,43 (06/2022) xuống mức 116,01 (09/12/2022), giảm 17,5% từ đỉnh và tăng 15,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Chỉ số CIS - thước đo trung bình giá cả các container vận tải cũng tạo đỉnh ở 181,12 (09/2022) và giảm xuống mức 159,18 (11/2022), giảm 12,1% từ đỉnh và tăng 5,6% so với cùng kỳ. Chi phí nguyên vật liệu và vận tải đều có xu hướng giảm mạnh đã làm suy giảm áp lực lạm phát lên các nền kinh tế toàn cầu từ tháng 9. Thêm đó, tốc độ thắt chặt chính sách tiền tệ tăng khá mạnh trên toàn cầu cũng góp phần giảm áp lực lạm phát thế giới.

Tại các nền kinh tế lớn, theo BSC, cuộc đua thắt chặt chính sách tiền tệ có lẽ đã dịu bớt sau khi Fed quyết định hạ tốc độ tăng lãi suất. Trong cuộc họp tháng 12 (ngày 13-14/12/2022) vừa rồi, cơ quan này đã hạ tốc độ tăng lãi suất từ 0,75% của 3 lần trước đó xuống 0,5%. Tại châu Âu và Anh, trong ngày 15/12, ECB và BOE cũng vừa tăng lãi suất điều hành thêm 0,5%, thấp hơn mức tăng 0,75% của cuộc họp lần trước.

Chỉ số BCOM-Index.
Chỉ số BCOM-Index.

Mặc dù đà tăng lãi suất chậm lại, nhưng các ngân hàng trung ương (NHTW) đều vẫn giữ quan điểm tiếp tục tăng lãi suất và mặt bằng lãi suất vẫn ở mức cao. Trong diễn biến ngược lại, NHTW Trung Quốc (PBOC) vẫn duy trì chính sách nới lỏng cùng với nhiều gói kích thích kinh tế liên tục được ban hành để tạo đà tăng trưởng trong bối cảnh “zero Covid” gây ảnh hưởng nặng nề đến khả năng sản xuất kinh doanh, tiêu dùng của nền kinh tế, cũng như cuộc khủng hoảng thị trường bất động sản nước này vẫn còn tiếp diễn.

Mục tiêu của PBOC cũng tương tự như của Ngân hàng Trung ương Nga (CBR). Sau khi lãi suất điều hành đạt đỉnh 20% vào tháng 3 năm 2022, CBR hạ dần lãi suất trong các cuộc họp sau đó và tính đến tháng 10/2022, lãi suất điều hành được giữ ở mức 7,5%. CBR cũng dự kiến không tăng lãi suất từ mức 7,5% trong cuộc họp chính sách tiền tệ ngày 16/12 dù lạm phát của quốc gia này đang ở mức cao.

Đối với khu vực ASEAN 6, các ngân hàng trung ương tại đây vẫn duy trì trạng thái thắt chặt chính sách tiền tệ theo các nền kinh tế lớn. Tuy nhiên, khi các nền kinh tế lớn, đặc biệt là Mỹ bắt đầu có sự giảm bớt tốc độ nâng lãi suất cũng là động lực để khu vực ASEAN 6 phần nào giảm tốc trong cuộc đua thắt chặt chính sách tiền tệ. Tiêu biểu mới đây, ngày 15/12/2022 Philippines cũng giảm tốc độ tăng lãi suất từ 0,75% trước đó xuống 0,5%.

Theo dự báo của các tổ chức tài chính: Trung Quốc sẽ tiếp tục duy trì lãi suất ở mức thấp, Nga sẽ tiếp tục giảm lãi suất từ năm sau, còn các nước khác vẫn tiếp tục lộ trình tăng lãi suất.

Đầu năm 2023 áp lực lạm phát có thể lớn hơn

Tại Việt Nam, trước áp lực thắt chặt chính sách tiền tệ đến từ nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới, đặc biệt là Mỹ, NHNN Việt Nam đã hai lần nâng lãi suất điều hành trong tháng 9 và tháng 10, từ 4% lên 6%.

Bên cạnh đó, NHNN cũng điều hành tỷ giá thông qua việc bán ngoại tệ, điều tiết thanh khoản linh hoạt qua nghiệp vụ thị trường mở kể từ cuối tháng 06/2022 và dừng niêm yết tỷ giá mua từ tháng 9 đến giữa tháng 12/2022. Nhờ vậy, Việt Nam vẫn duy trì được lạm phát ở dưới mức mục tiêu 4% (tính đến cuối tháng 11, lạm phát trung bình của Việt Nam ở mức 3,02%).

Ở thời điểm hiện tại, lạm phát tại Mỹ đã có dấu hiệu tạo đỉnh, Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cũng xác định con đường dần hạ tốc độ nâng lãi suất. Theo BSC, áp lực tỷ giá đối với VND đã nhẹ đi, NHNN đã có động thái giảm bớt sự thắt chặt chính sách tiền tệ. Mới đây, NHNN đã nới room tín dụng trong năm 2022 từ 14% lên 15.5%-16%; hỗ trợ thanh khoản cho NHTM bằng cách lần đầu tiên phát hành khối lượng tín phiếu trị giá xấp xỉ 20.000 tỷ đồng kỳ hạn 91 tháng trong tuần từ ngày 5/12-9/12/2022 và tuần 12-16/12/2022; niêm yết lại tỷ giá mua USD.

BSC nhận định, tăng trưởng GDP quý 3 đạt 13,67% ở mức cao, cùng với lạm phát 11 tháng vẫn còn dư địa gần 1%, cho thấy Chính phủ có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng vĩ mô, kiểm soát lạm phát trong năm nay. Tuy nhiên, sang đầu năm 2023, áp lực lạm phát có thể lớn hơn nữa do mức nền thấp của những tháng đầu năm 2022 và tăng trưởng kinh tế chịu áp lực khi NHNN thắt chặt chính sách tiền tệ để chống lạm phát.

Về diễn biến thị trường chứng khoán, BSC cho biết áp lực chốt lãi ngắn hạn có phần dịu bớt trong tuần qua và VN-Index đang quay lại nhịp tích lũy chặt chẽ dần trên 1.050 điểm.

Mặc dù phiên giao dịch cơ cấu danh mục ETF gây nhiễu tuy nhiên nhìn chung diễn biến thị trường khá phù hợp trong bối cảnh thị trường thế giới biến động mạnh, áp lực chốt lãi ngắn hạn và thanh khoản thu hẹp.

Diễn biến tuần này không có nhiều khác biệt so với tuần trước nhưng chỉ số đã có thêm 1 tuần tích lũy để rũ bớt lượng hàng bắt đáy giá thấp. VN-Index vẫn có cơ hội hướng tới ngưỡng 1.100 và 1.150 điểm khi duy trì được trên ngưỡng hỗ trợ 1.020 – 1.032 điểm trong vài tuần tới.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Ảnh minh họa: PGBank đã có những phát triển vượt bậc sau khi cổ đông sáng lập là Petrolimex thoái vốn và sự tham gia của Tập đoàn Thành Công.

Những cổ đông ‘gần lớn’ ở PGBank

ĐHĐCĐ năm 2024 của PGBank có sự tham dự của 20 cổ đông, đại diện cho 97,424% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Xét theo tỷ lệ, đây là con số rất cao trên thị trường, thậm chí còn cao hơn các ngân hàng thương mại quốc doanh.