Giá tiêu nội địa và xuất khẩu đồng loạt giảm trong tháng 8

Hạt tiêu Việt nAM
14:31 - 07/09/2022
Giá tiêu nội địa và xuất khẩu đồng loạt giảm trong tháng 8
0:00 / 0:00
0:00
Theo Bộ Công Thương, trước bối cảnh lạm phát gia tăng, chi phí vận chuyển cao, giá hạt tiêu nội địa và xuất khẩu trong tháng 8/2022 đồng loạt giảm, trong đó giá xuất khẩu bình quân tháng 8 đã giảm khoảng 6% so với cùng kỳ năm 2021.

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, 8 tháng đầu năm Việt Nam xuất khẩu 18.000 tấn hạt tiêu, tương ứng 72 triệu USD, tăng lần lượt 3% về lượng và 9,3% về trị giá. Như vậy, đây là tháng thứ 2 có kim ngạch thấp nhất trong năm 2022 (sau tháng 2 với 65 triệu USD).

Tính chung 8 tháng đầu năm, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam đạt 161.000 tấn, đạt 712 triệu USD, dù giảm 18,8% nhưng trị giá vẫn tăng 8,3%.

Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), nguồn cung hồ tiêu của Việt Nam năm 2022 ước đạt 280.000 đến 290.000 tấn. Trong đó, 175.000 tấn sản lượng; 40.000 tấn nhập khẩu và 80.000 tấn tồn kho từ năm 2021 chuyển sang.

Về giá tiêu, theo Bộ Công Thương, giá hạt tiêu nội địa giảm mạnh do nhu cầu tiêu thụ giảm trong bối cảnh lạm phát tăng cao tại các thị trường nhập khẩu hạt tiêu lớn như Mỹ, EU và Trung Quốc. Ngày 29/8/2022, giá hạt tiêu đen tại thị trường nội địa giảm từ 5.000 đồng – 5.500 đồng/kg (tùy từng khu vực) so với cùng kỳ tháng trước; giá hạt tiêu trắng cũng giảm 3.000 đồng/kg.

Trong tháng 8/2022, giá xuất khẩu bình quân của hạt tiêu Việt ước đạt 4.003 USD/tấn, giảm 6,1% so với cùng kỳ năm 2021. Tính chung 8 tháng đầu năm, giá xuất khẩu bình quân ở mức 4.434 USD/tấn, tăng 33,3%.

Từ đầu tháng 8/2022, thị trường châu Âu, Mỹ và Trung Đông đã bắt đầu có dấu hiệu chuyển dịch nguồn cung sang Brazil để mua hàng vụ mới do chi phí logistics và giá thấp hơn. Các nhà nhập khẩu châu Âu và Mỹ đã ký hợp đồng với các nhà nhập khẩu Việt Nam đến cuối năm nay. Trong khi đó, sức mua từ thị trường Trung Quốc yếu. Do đó, giá hạt tiêu tại thị trường nội địa khó có thể tăng trở lại.

Về chủng loại, theo Tổng cục Hải quan, 7 tháng đầu năm 2022, hạt tiêu đen là mặt hàng có kim ngạch lớn nhất 427 triệu USD, tiếp theo là hạt tiêu trắng đạt 96 triệu USD, hạt tiêu đen xay đạt 86 triệu USD, hạt tiêu xay trắng đạt 27 triệu USD. Trong số 4 chủng loại, hạt tiêu đen là mặt hàng duy nhất ghi nhận tăng trưởng âm về kim ngạch với mức -1,4%. Nguyên nhân chủ yếu do xuất khẩu hạt tiêu đen sang các thị trường chủ chính như Mỹ, UAE, Trung Quốc giảm.

Về thị trường, 7 tháng đầu năm Mỹ là quốc gia nhập khẩu hạt tiêu của Việt Nam nhiều nhất với 36.042 tấn hạt tiêu, tương ứng đạt 176 triệu USD; tiếp đến là thị trường UAE với 11.154 tấn, đạt 47,9 triệu USD; Ấn Độ với 9.984 tấn, đạt 36 triệu USD…

Tin liên quan

Đọc tiếp

Việt Nam hút 9,27 tỷ USD vốn FDI 4 tháng đầu năm

Việt Nam hút 9,27 tỷ USD vốn FDI 4 tháng đầu năm

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng đầu năm 2024 ước đạt 6,28 tỷ USD tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 4 tháng đầu năm trong 5 năm qua.