Giới công nghệ Trung Quốc chịu ảnh hưởng nặng từ 'Zero-Covid'

TRUNG QUỐC zero-Covid.
13:26 - 29/08/2022
Các hãng công nghệ Trung Quốc, bao gồm Alibaba, chứng kiến sự sụt giảm mạnh trong quý II, ảnh hưởng bởi chính sách 'zero-Covid'. Ảnh: Theo Reuters.
Các hãng công nghệ Trung Quốc, bao gồm Alibaba, chứng kiến sự sụt giảm mạnh trong quý II, ảnh hưởng bởi chính sách 'zero-Covid'. Ảnh: Theo Reuters.
0:00 / 0:00
0:00
Theo CNBC, các công ty công nghệ lớn của Trung Quốc đang ghi nhận mức tăng trưởng hàng quý sụt giảm mạnh, do ảnh hưởng bởi chính sách "zero-Covid" vốn đã tác động đáng kể đến nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.

Chính sách “zero-Covid” được Trung Quốc áp dụng là một loạt các biện pháp chống dịch nghiêm ngặt, bao gồm phong tỏa trên diện rộng để ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Các thành phố lớn, đặc biệt là trung tâm tài chính Thượng Hải cũng đã bị đóng cửa trong nhiều tuần.

Nền kinh tế trung Quốc tăng trưởng chậm trong quý II, chỉ tăng 0,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này đã tác động đến hành vi, thói quen của người tiêu dùng cũng như chi tiêu từ các công ty nằm trong lĩnh vực quảng cáo và điện toán đám mây. Các công ty công nghệ lớn của Trung Quốc do đó đang phải đối mặt với những thách thức này.

Theo đó, công ty thương mại điện tử Alibaba đã công bố báo cáo tài chính quý II năm nay với mức doanh thu 30 tỷ USD (205,56 tỷ Nhân dân tệ). Con số này đánh dấu lần đầu tiên Alibaba báo cáo tăng trưởng doanh thu gần như không đổi so với cùng kỳ năm ngoái.

Daniel Zhang, Giám đốc điều hành của Alibaba cho biết, doanh số bán lẻ giảm so với cùng kỳ năm ngoái vào tháng 4 và tháng 5 do sự bùng phát trở lại của dịch Covid-19 ở Thượng Hải và các thành phố lớn khác. Tuy có sự xuất hiện phục hồi vào tháng 6 nhưng không đáng kể. Mạng lưới hậu cần của Alibaba tại Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng và hãng cho biết một số dự án điện toán đám mây của họ đã bị trì hoãn.

Cùng thời điểm, một bước ngoặt lớn cũng xảy ra đối với Tencent, công ty chuyên cung cấp trò chơi điện tử hàng đầu thế giới. Công ty đã báo cáo doanh thu quý II đã giảm 3%, xuống còn 19,78 tỷ USD (134 tỷ Nhân dân tệ). Tác động của chính sách “zero-Covid” ảnh hưởng tới phần lớn doanh thu của công ty này.

Cụ thể, doanh thu từ dịch vụ fintech của công ty tăng chậm hơn so với các quý trước đó do số lượng người sử dụng dịch vụ thanh toán di động WeChat Pay ngày càng ít đi và doanh thu từ quảng cáo trực tuyến cũng giảm mạnh do các công ty thắt chặt ngân sách.

Bên cạnh đó, công ty thương mại điện tử lớn thứ hai Trung Quốc là JD.com có lợi nhuận tăng trưởng khá tốt nhờ mảng kinh doanh bán lẻ và logistics. Tuy nhiên, công ty cũng phải ghi nhận rằng mức tăng trưởng doanh thu của công ty lần đầu tiên tăng trưởng chậm nhất trong lịch sử. Trong quý II, doanh số chỉ tăng 5,4% đạt 40 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2021.

Trong khi đó, nhà sản xuất xe điện XPeng công bố khoản lỗ tăng lên so với dự kiến với bối cảnh ngành công nghiệp ô tô của Trung Quốc tiếp tục chịu những bất ổn trong chuỗi cung ứng. Chủ tịch XPeng, Brian Gu nói rằng “nhu cầu mua xe của người dùng đã giảm đáng kể” và công ty cũng đang có kế hoạch phục hồi, dự kiến sẽ giao từ 29.000 đến 31.000 xe trong quý III sắp tới.

Chứng kiến sự sụt giảm mạnh của mức độ tăng trưởng ở các công ty công nghệ lớn, các nhà đầu tư trở nên cảnh giác về triển vọng của công nghệ trong nước.

Theo ông Tariq Dennison, Giám đốc tài sản của GFM Asset Management trả lời CNBC, các công ty Tencent, Alibaba và JD.com trước đây đã duy trì mức tăng trưởng doanh thu hàng năm hơn 25%. Sự chậm lại dài hạn trong quá trình phục hồi sẽ là một mối lo ngại đối với các nhà đầu tư và ảnh hưởng lớn đến việc định giá cổ phiếu.

Đọc tiếp

Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi. Ảnh: Getty Images

CEO TikTok: 'Chúng tôi sẽ không đi đâu cả'

Ngày 24/4, Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi khẳng định công ty sẽ chiến thắng được thách thức pháp lý và ngăn chặn dự luật cấm ứng dụng video ngắn phổ biến này tại thị trường Mỹ - nơi TikTok đang sở hữu hơn 170 triệu người dùng.
Những người sáng tạo nội dung TikTok tập trung tại Đồi Capitol, ngày 12/3. Ảnh: Yahoo News

Mỹ tiến gần hơn tới lệnh cấm Tiktok

Thượng viện Mỹ ngày 23/4 (giờ địa phương) đã thông qua dự luật yêu cầu ứng dụng truyền thông mạng xã hội Tiktok phải thoái vốn khỏi công ty mẹ ByteDance ở Trung Quốc, hoặc sẽ bị cấm ở thị trường Mỹ.