LG Energy Solution trở thành công ty có giá trị thứ hai tại Hàn Quốc

IPO HÀN QUỐC
11:16 - 27/01/2022
Ảnh: Reuters
Ảnh: Reuters
0:00 / 0:00
0:00
Cố phiếu của LG Energy Solution (LGES) tăng giá trong ngày giao dịch đầu tiên hôm 27/1 sau đợt IPO lớn nhất từ trước đến nay của Hàn Quốc và biến công ty trở thành doanh nghiệp có giá trị thứ hai của nước này.

Cổ phiếu LGES mở cửa ở mức 496,49 USD so với giá chào bán lần đầu ra công chúng (IPO) là 249,49 USD. Trong đợt đăng ký mua cổ phiếu để IPO của mình, LGES đã thu hút được hơn 4,4 triệu nhà đầu tư bán lẻ với mức đặt giá kỷ lục 94,8 tỷ USD. Con số này đã biến đợt huy động vốn này trở thành lớn nhất châu Á, vượt qua cả thương vụ niêm yết thứ cấp tại Hong Kong của gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc là Alibaba với giá trị 12,9 tỷ USD năm 2019.

Hiện giá trị thị trường của LGES thấp hơn so với con số 208 tỷ USD của đối thủ mạnh hơn tại Trung Quốc là CATL. Tuy nhiên, Giám đốc điều hành LG Kwon Young-soo đã nhấn mạnh vào số lượng pin tồn đọng trị giá 216,2 tỷ USD để làm nổi bật tiềm năng tăng trưởng của công ty trong tương lai.

Cổ phiếu của hãng cũng đã giảm 25% trong thời gian đầu giao dịch nhưng việc này vẫn giúp LGES trở thành công ty có giá trị thứ hai của Hàn Quốc chỉ sau gã khổng lồ công nghệ của quốc gia này là Samsung Electronics. Với định giá thị trường đạt hơn 87,62 tỷ USD ngay cả ở mức giao dịch thấp nhất trong ngày, Samsung đang là tập đoàn số 1 tại đây.

Ông Park Jung-hoon, giám đốc quỹ tại HDC Asset Management ở Seoul, cho biết: “Sẽ tương đối khó khăn để dự đoán hiệu suất giao dịch trong ngày đầu tiên của LGES, chủ yếu là do sự biến động gần đây của thị trường gây ra bởi nhiều yếu tố khác nhau như mối quan tâm của nhà đầu tư về chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cũng như tốc độ ban hành chính sách đó”.

Lần ra mắt trên sàn giao dịch của LGES sẽ giúp tạo ra tiền đề cho các đợt IPO sắp tới ở Hàn Quốc. Điều này càng đặc biệt khi các nhà đầu tư bán lẻ đổ xô vào thị trường chứng khoán với thanh khoản được hỗ trợ bởi chính sách kích thích của chính phủ trong suốt đại dịch COVID-19.

LGES đã từng thuộc về tập đoàn LG Chem cho đến khi tách riêng hoàn toàn với tư cách là mảng kinh doanh pin. Hiện tại công ty đang nắm giữ hơn 20% thị trường pin xe điện toàn cầu với các đối tác lớn như hãng xe có giá trị nhất thế giới Tesla, General Motors và Volkswagen AG.

Trong bối cảnh áp lực cạnh tranh ngày càng tăng khi các đối thủ Trung Quốc mở rộng thị trường ra toàn cầu, LGES sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức. Các thách thức này sẽ còn trở nên lớn hơn khi ngày càng có nhiều các nhà sản xuất ô tô tìm cách phát triển công nghệ pin xe điện của riêng mình.

Trong một diễn biến khác, nhà điều hành sàn giao dịch Korea Exchange cho biết thị trường chứng khoán của Hàn Quốc đã chứng kiến một năm 2021 sôi động. Trong vòng năm ngoái, đã có hơn 20 công ty niêm yết trên sàn giao dịch chính của Hàn Quốc. Số vốn huy động được rơi vào khoảng 14,1 tỷ USD và cao gần gấp đôi con số kỷ lục của năm 2010 là 7,3 tỷ USD.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Nữ phát ngôn viên AI của Bộ Ngoại giao Ukraine Victoria Shi. Ảnh: Theo Bộ Ngoại giao Ukraine.

Bộ Ngoại giao Ukraine giới thiệu phát ngôn viên AI

Nữ phát ngôn viên tên Victoria Shi được tạo ra từ trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay mặt Bộ Ngoại giao Ukraine đưa ra các tuyên bố chính thức. Những tuyên bố do Victoria Shi đọc sẽ không phải do AI tạo ra mà được viết và xác minh bởi người thật.
Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi. Ảnh: Getty Images

CEO TikTok: 'Chúng tôi sẽ không đi đâu cả'

Ngày 24/4, Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi khẳng định công ty sẽ chiến thắng được thách thức pháp lý và ngăn chặn dự luật cấm ứng dụng video ngắn phổ biến này tại thị trường Mỹ - nơi TikTok đang sở hữu hơn 170 triệu người dùng.
Những người sáng tạo nội dung TikTok tập trung tại Đồi Capitol, ngày 12/3. Ảnh: Yahoo News

Mỹ tiến gần hơn tới lệnh cấm Tiktok

Thượng viện Mỹ ngày 23/4 (giờ địa phương) đã thông qua dự luật yêu cầu ứng dụng truyền thông mạng xã hội Tiktok phải thoái vốn khỏi công ty mẹ ByteDance ở Trung Quốc, hoặc sẽ bị cấm ở thị trường Mỹ.