Malaysia thực hiện hành động pháp lý với Meta về vấn đề kiểm duyệt

Mạng xã hội MALAYSIA
15:27 - 23/06/2023
Trụ sở của Meta Platforms tại Mountain View, California, Mỹ. Ảnh: Reuters
Trụ sở của Meta Platforms tại Mountain View, California, Mỹ. Ảnh: Reuters
0:00 / 0:00
0:00
Ngày 23/6, chính phủ Malaysia tuyên bố sẽ thực hiện hành động pháp lý chống lại công ty mẹ của Facebook là tập đoàn công nghệ Meta Platforms do đã không hợp tác trong việc xóa các nội dung “không mong muốn”.

Việc kiểm soát nội dung gây hại trên các nền tảng mạng xã hội từ lâu đã là một vấn đề nóng được quan tâm trên toàn thế giới và Malaysia cũng không phải là một ngoại lệ.

Theo Reuters trích dẫn tuyên bố của Ủy ban Truyền thông và Đa phương tiện Malaysia ngày 23/6, một lượng đáng kể nội dung không mong muốn liên quan đến chủng tộc, tiền bản quyền, tôn giáo, phỉ báng, mạo danh, cờ bạc trực tuyến và quảng cáo lừa đảo đang ngập tràn trên nền tảng của Meta Platforms là Facebook.

Cơ quan này cáo buộc Meta không thực hiện các hành động giải quyết triệt để dù đã được yêu cầu nhiều lần. Do đó, việc thực hiện hành động pháp lý chống lại nền tảng này là cần thiết để thúc đẩy trách nhiệm giải trình về an ninh mạng và bảo vệ người tiêu dùng. Tuy nhiên, Ủy ban không công bố cụ thể các hành động pháp lý nào sẽ được thực hiện.

Hành động này được coi như động thái quyết liệt nhất chính phủ Malaysia từng thực hiện cho tới thời điểm hiện tại liên quan tới vấn đề quản lý nội dung độc hại trên Internet, đặc biệt là Facebook. Nguyên nhân do Facebook là nền tảng truyền thông xã hội lớn nhất của Malaysia với ước tính 60% trong tổng dân số 33 triệu người sở hữu tài khoản đã đăng ký.

Nó cũng xảy ra trong bối cảnh cuộc bầu cử khu vực ở 6 bang tại Malaysia dự kiến sẽ bắt đầu sau vài tuần nữa khi liên minh đa sắc tộc của Thủ tướng Anwar cạnh tranh với liên minh Hồi giáo Malay bảo thủ. Chủng tộc và tôn giáo là những vấn đề phức tạp ở Malaysia - quốc gia có đa số người Mã Lai theo đạo Hồi bên cạnh các dân tộc thiểu số quan trọng là người Hoa và người Ấn Độ.

Kể từ khi tiếp quản chức vụ của mình hồi tháng 11/2022 sau khi chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử, Thủ tướng Anwar Ibrahim đã từng tuyên bố sẽ kiểm soát tình trạng những bài viết khiêu khích về chủ đề chủng tộc và tôn giáo xuất hiện tràn lan.

Malaysia không phải quốc gia duy nhất trên thế giới yêu cầu các tập đoàn truyền thông xã hội lớn bao gồm Facebook, YouTube, Tik Tok hay Twitter giám sát chặt chẽ các nội dung được đăng trên nền tảng của mình. Trong khu vực Đông Nam Á, các quốc gia như Việt Nam và Indonesia cũng từng nhiều lần yêu cầu Facebook phối hợp. Facebook hồi năm 2019 đã gỡ bỏ hàng trăm tài khoản, trang và nhóm địa phương có liên kết với một tập đoàn tin tức giả mạo.

Trong khi đó tại Việt Nam, Reuters cho biết các nền tảng truyền thông xã hội hoạt động tại đây đã phối hợp với chính phủ nhằm xóa hơn 3.200 bài đăng và video trong quý đầu của năm 2020 có chứa các thông tin sai lệch và vi phạm pháp luật.

Tại châu Âu, nền tảng Twitter thuộc sở hữu của tỷ phú Elon Musk cũng từng nhiều lần đứng trước áp lực phải tuân theo các quy tắc nghiêm ngặt về kiểm duyệt nội dung. Hồi tháng 5/2023, Bộ trưởng Kỹ thuật số Pháp Jean-Noël Barrot cảnh báo Twitter sẽ bị cấm tại châu Âu nếu không tuân theo các quy định về kiểm soát thông tin sai lệch, trong đó bao gồm Đạo luật Dịch vụ Kỹ thuật số sẽ có hiệu lực từ 25/8 năm nay.

Đọc tiếp

Nữ phát ngôn viên AI của Bộ Ngoại giao Ukraine Victoria Shi. Ảnh: Theo Bộ Ngoại giao Ukraine.

Bộ Ngoại giao Ukraine giới thiệu phát ngôn viên AI

Nữ phát ngôn viên tên Victoria Shi được tạo ra từ trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay mặt Bộ Ngoại giao Ukraine đưa ra các tuyên bố chính thức. Những tuyên bố do Victoria Shi đọc sẽ không phải do AI tạo ra mà được viết và xác minh bởi người thật.
Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi. Ảnh: Getty Images

CEO TikTok: 'Chúng tôi sẽ không đi đâu cả'

Ngày 24/4, Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi khẳng định công ty sẽ chiến thắng được thách thức pháp lý và ngăn chặn dự luật cấm ứng dụng video ngắn phổ biến này tại thị trường Mỹ - nơi TikTok đang sở hữu hơn 170 triệu người dùng.
Những người sáng tạo nội dung TikTok tập trung tại Đồi Capitol, ngày 12/3. Ảnh: Yahoo News

Mỹ tiến gần hơn tới lệnh cấm Tiktok

Thượng viện Mỹ ngày 23/4 (giờ địa phương) đã thông qua dự luật yêu cầu ứng dụng truyền thông mạng xã hội Tiktok phải thoái vốn khỏi công ty mẹ ByteDance ở Trung Quốc, hoặc sẽ bị cấm ở thị trường Mỹ.