Nắm bắt cơ hội, khắc phục khó khăn khi tham gia hiệp định CPTPP

CHÍNH SÁCH asean
21:12 - 02/10/2021
Nắm bắt cơ hội, khắc phục khó khăn khi tham gia hiệp định CPTPP
0:00 / 0:00
0:00
Ký kết Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là bước tiến quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Việt Nam đang nỗ lực nắm bắt các cơ hội để khắc phục khó khăn khi tham gia hiệp định.
Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được ký kết vào tháng 03/2018 bởi 11 nước thành viên TPP (không bao gồm Mỹ). CPTPP đã được 7 nước thành viên phê chuẩn, gồm Australia, Canada, Nhật Bản, Mexico, Singapore, New Zealand, Việt Nam và đã chính thức có hiệu lực vào ngày 30/12/2018. Tại Việt Nam, CPTPP có hiệu lực từ ngày 14/01/2019.

CPTPP sẽ giúp cắt giảm các khoản thuế dành cho sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp, nới lỏng các quy định về đầu tư và tăng cường bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Đồng thời, mở ra chuỗi cung ứng lớn bao gồm các thị trường lớn như Canada, Nhật Bản, Mexico... khi mà các nước CPTPP chiếm 13,5% GDP toàn cầu với tổng kim ngạch thương mại hơn 10.000 tỷ USD.

Tham gia hiệp định CPTPP mở ra cơ hội lớn

Ảnh minh họa : Dân trí

Ảnh minh họa : Dân trí

Hiệp định góp phần thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các nước lớn như Nhật Bản, Australia... Ngoài ra, nhu cầu các mặt hàng như dệt may, da giày, đánh bắt cá cũng gia tăng, từ đó thúc đẩy phát triển sản xuất nộị địa, đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế.

Thu hút vốn đầu tư, tăng khả năng huy động vốn quốc tế và đa dạng hoá thị trường tài chính ở Việt Nam. Đồng thời, đây là cơ hội đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài của các DN ngành tài chính.

CPTPP tạo thêm nhiều cơ hội việc làm, nâng cao thu nhập và góp phần xoá đói giảm nghèo. Đối với doanh nghiệp trong nước, đây là cơ hội để đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm nắm bắt cơ hội tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.

Với mức thuế quan được cắt giảm sâu và nhanh, dệt may là ngành có được nhiều lợi thế gia tăng được năng lực cạnh tranh về giá. Khi CPTPP có hiệu lực, sản phẩm Việt Nam sẽ được hưởng thuế suất 0% nếu đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật chung.

Hiệp định CPTPP cũng mở ra cơ hội để Việt Nam tiếp tục hoàn thiện thể chế pháp luật kinh tế, trong đó có thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Nếu tận dụng tốt các cơ hội về ưu đãi thương mại này, doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể tìm thấy những cơ hội kinh doanh thuận lợi, đa dạng hoá mặt hàng và thị trường xuất khẩu trong bối cảnh dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu như hiện nay.

Khó khăn về rào cản kỹ thuật, yêu cầu xuất xứ...

CPTPP đặt ra thách thức về hoàn thiện khuôn khổ pháp luật, thể chế. Để thực thi cam kết trong CPTPP, sẽ phải điều chỉnh, sửa đổi một số quy định pháp luật về thương mại, hải quan, sở hữu trí tuệ, lao động, công đoàn...

Thị trường dịch vụ tài chính của Việt Nam còn yếu kém so với các nước thành viên CPTPP. Do đó, việc tham gia Hiệp định CPTPP tạo nên áp lực cạnh tranh đối với các công ty nước ngoài khi tham gia vào thị trường dịch vụ tài chính của Việt Nam.

Khi tham gia hiệp định, hàng hóa Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt với rất nhiều rào cản về kỹ thuật và yêu cầu xuất xứ nghiêm ngặt. Ví dụ, theo điều khoản về xuất xứ hàng hóa của CPTPP, các sản phẩm xuất khẩu trong các nước thành viên phải có xuất xứ nội khối CPTPP mới được hưởng ưu đãi.

Ảnh minh hoạ : hanoimoi

Ảnh minh hoạ : hanoimoi

Đối với hàng nông sản Việt Nam vào CPTPP có thể gặp phải một số rào cản về biện pháp vệ sinh dịch tễ. Một số ngành hàng như giấy, thép, ô tô... cũng có thể gặp phải những khó khăn khi ngành hàng này là điểm mạnh của một số nước CPTPP. Các quy định nội khối như bao gói, nhãn mác, dư lượng hóa chất tối đa trong sản phẩm xuất khẩu cũng là một rào cản cho hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Khắc phục khó khăn, tận dụng cơ hội phát triển

Khi tham gia hiệp định CPTPP nước ta cần phải tận dụng triệt để các cơ hội, khắc phục các khó khăn gặp phải nhằm phát triển kinh tế xã hội.

Về phía Nhà nước, cần thực hiện rà soát tính tương thích và xây dựng các quy định phù hợp với cam kết thể chế trong CPTPP, đặc biệt là luật Sở hữu trí tuệ.

Trong khi đó, các doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu cơ hội, kịp thời hành động nắm bắt hiện thực hóa những lợi ích từ Hiệp định. Đồng thời, nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Đổi mới công nghệ; giảm chi phí sản xuất; tăng sức cạnh tranh không chỉ ở thị trường xuất khẩu, mà còn ở thị trường trong nước; mở rộng hợp tác với các đối tác nước ngoài; tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị cung ứng toàn cầu.

Đọc tiếp

Nữ phát ngôn viên AI của Bộ Ngoại giao Ukraine Victoria Shi. Ảnh: Theo Bộ Ngoại giao Ukraine.

Bộ Ngoại giao Ukraine giới thiệu phát ngôn viên AI

Nữ phát ngôn viên tên Victoria Shi được tạo ra từ trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay mặt Bộ Ngoại giao Ukraine đưa ra các tuyên bố chính thức. Những tuyên bố do Victoria Shi đọc sẽ không phải do AI tạo ra mà được viết và xác minh bởi người thật.