Nga: Các nước phương Tây không được chào đón gia nhập BRICS

mở rộng BRICS
09:17 - 26/08/2023
Các nhà lãnh đạo BRICS tại hội nghị thượng đỉnh của nhóm ở Nam Phi ngày 23/8. Ảnh: AFP
Các nhà lãnh đạo BRICS tại hội nghị thượng đỉnh của nhóm ở Nam Phi ngày 23/8. Ảnh: AFP
0:00 / 0:00
0:00
Ngày 25/8, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov đưa ra tuyên bố các quốc gia phương Tây sẽ không được trao cơ hội gia nhập BRICS chừng nào còn theo đuổi các chính sách thù địch chống lại bất kỳ thành viên nào trong khối.

Theo hãng tin RT, tuyên bố trên được ông đưa ra trong khuôn khổ cuộc họp báo sau hội nghị thượng đỉnh BRICS ở Johannesburg, Nam Phi. Lời tuyên bố của Thứ trưởng Ngoại giao Nga thể hiện một trong những điều kiện quan trọng để được gia nhập BRICS chính là là “không áp dụng các biện pháp trừng phạt bất hợp pháp đối với bất kỳ thành viên nào của hiệp hội”.

Theo ông, trong khi tất cả những thành viên sáng lập BRICS và cả các thành viên mới được kết nạp vào khối ngày 24/8 bao gồm Argentina, Ai Cập, Ethiopia, Iran, Saudi Arabia và UAE đều tuân thủ đầy đủ yêu cầu này, các quốc gia phương Tây “đang đi theo con đường hoàn toàn ngược lại”. Do đó, ông khẳng định BRICS “không có lý do gì để mời bất kỳ quốc gia phương Tây nào tham gia vào khối hay thậm chí là các sự kiện của khối”.

Dù vậy, ông Ryabkov cho biết BRICS sẽ không đóng hoàn toàn cánh cửa trở thành thành viên chính thức của các quốc gia phương Tây. RT dẫn lời ông cho biết nếu bất kỳ quốc gia nào ủng hộ chế độ trừng phạt “phá vỡ hàng ngũ bất chấp kỷ luật cứng rắn của phương Tây” và từ bỏ chính sách này, đơn đăng ký thành viên của quốc gia đó có thể được xử lý.

Kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, các quốc gia phương Tây đã liên tục áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế khắc nghiệt đối với Moscow. Nga đã nhiều lần lên án các biện pháp trừng phạt này trong khi gọi chúng là “bất hợp pháp”. Ngoài ra, vào năm 2021, EU cũng từng áp đặt các hạn chế đối với Trung Quốc – một thành viên khác của BRICS, đồng thời xử phạt một số quan chức vì cáo buộc vi phạm nhân quyền mà Bắc Kinh luôn phủ nhận.

Các tuyên bố của Thứ trưởng Ngoại giao Nga cũng tương đồng với những điểm cơ bản được thống nhất trong tài liệu chung dài 26 trang được các nhà lãnh đạo BRICS công bố ngày 23/8 trước đó. Trong đó, các thành viên BRICS tái khẳng định cam kết tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng chủ quyền, đoàn kết, dân chủ và toàn diện, đồng thời cam kết thúc đẩy “phát triển bền vững và tăng trưởng toàn diện”.

Theo tuyên bố, các thành viên cũng bày tỏ “quan ngại về việc sử dụng các biện pháp cưỡng chế đơn phương” được cho là “không phù hợp với các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc”. Nguyên nhân là do chúng tạo ra những tác động tiêu cực, đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển.

Tài liệu nhấn mạnh rằng BRICS ủng hộ “khát vọng chính đáng của các nước mới nổi và đang phát triển từ Châu Phi, Châu Á và Châu Mỹ Latin, bao gồm Brazil, Ấn Độ và Nam Phi nhằm đóng vai trò lớn hơn trong các vấn đề quốc tế”.

Các nhà lãnh đạo của tổ chức này cũng tái khẳng định cam kết của họ đối với việc giải quyết hòa bình các cuộc xung đột trên khắp thế giới, bao gồm cả tình trạng ở Ukraine, đồng thời hoan nghênh các đề xuất hòa giải nhằm xoa dịu tình trạng bế tắc.

Liên quan đến các vấn đề khác trong chương trình nghị sự quốc tế, tài liệu nhấn mạnh cam kết của BRICS đối với giải pháp hòa bình cho vấn đề hạt nhân của Iran và không phổ biến vũ khí hạt nhân. Ngoài ra, các thành viên còn lên án mạnh mẽ chủ nghĩa khủng bố, cam kết chống lại chủ nghĩa khủng bố dưới mọi hình thức.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Nữ phát ngôn viên AI của Bộ Ngoại giao Ukraine Victoria Shi. Ảnh: Theo Bộ Ngoại giao Ukraine.

Bộ Ngoại giao Ukraine giới thiệu phát ngôn viên AI

Nữ phát ngôn viên tên Victoria Shi được tạo ra từ trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay mặt Bộ Ngoại giao Ukraine đưa ra các tuyên bố chính thức. Những tuyên bố do Victoria Shi đọc sẽ không phải do AI tạo ra mà được viết và xác minh bởi người thật.