Ngành game Trung Quốc tiếp tục bất ổn do chính phủ siết quy định

Game TRUNG QUỐC
18:57 - 23/02/2022
Ảnh: EPA - EFE
Ảnh: EPA - EFE
0:00 / 0:00
0:00
Sự thiếu chỉ dẫn về quá trình phê duyệt các trò chơi điện tử mới tại Trung Quốc đang dẫn tới ngày càng nhiều các suy đoán về việc tạm dừng cấp phép sẽ tiếp tục kéo dài, khiến cổ phiếu ngành chịu biến động lớn.

Cục Quản lý Báo chí và Xuất bản Quốc gia Trung Quốc (NPPA) – cơ quan chuyên phụ trách cấp phép cho các trò chơi điện tử tại Trung Quốc – không công bố thêm bất kỳ tựa game nào được phê duyệt kể từ 22/7/2021. Quá trình cấp phép hiện trong tình trạng đóng băng được khoảng 7 tháng, đánh dấu khoảng thời gian tạm dừng phê duyệt lâu nhất kể từ năm 2018 khi quá trình này bị đóng băng trong 9 tháng.

Dù NPPA đang tiếp tục tiếp nhận các đơn đăng ký giấy phép game mới, cơ quan này vẫn chưa đưa ra bất kỳ bình luận chính thức nào về trạng thái của quy trình phê duyệt.

Trước đây, NPPA từng cấp phép cho hàng chục game của các studio Trung Quốc phát hành mỗi hàng. Trong nửa đầu năm 2021, cơ quan này đã phê duyệt tổng cộng 592 game thuộc các thể loại đa dạng. Con số này thậm chí còn cao hơn con số của nửa đầu năm 2020 là 575, nhưng vẫn ít hơn mức 850 trong cùng kỳ năm 2019.

Liao Xuhua, nhà phân tích cấp cao của công ty nghiên cứu Analysys International, cho biết hiện vẫn chưa có bất cứ tin tức nào về thời điểm cấp phép trở lại. Theo ông, lý do đằng sau sự tạm dừng này được cho là để thực hiện những điều chỉnh trong quá trình phê duyệt và cấp phép nội dung.

Những nguồn tin có hiểu biết về vấn đề này thì cho biết sự chậm chạp trong việc phê duyệt game mới là một phần trong nỗ lực giải quyết tình trạng nghiện game của giới trẻ nước này. Tháng 8 trước đó, NPPA đã ban hành quy định mới giới hạn thời gian chơi game với người dưới 18 tuổi. Cụ thể, những người này chỉ có thể chơi game trong khoảng từ 8 giờ tối tới 9 giờ tối vào các ngày Thứ 6, Thứ 7, Chủ Nhật cũng như các ngày lễ theo luật quy định.

Việc siết chặt quy định với lĩnh vực game cũng như tạm dừng phê duyệt game mới là một phần trong nỗ lực của chính phủ nhằm giải quyết tình trạng nghiện game của giới trẻ Trung Quốc. Ảnh: Plavevski

Việc siết chặt quy định với lĩnh vực game cũng như tạm dừng phê duyệt game mới là một phần trong nỗ lực của chính phủ nhằm giải quyết tình trạng nghiện game của giới trẻ Trung Quốc. Ảnh:

Plavevski

Do sự bất ổn này, cổ phiếu game tại Trung Quốc đã chịu ảnh hưởng nặng nề trong khoảng thời gian qua. Cổ phiếu của các tập đoàn game lớn như Tencent, NetEase và Bilibili đều ghi nhận sự sụt giảm tại Hong Kong vào đầu tuần và tiếp tục kéo dài tới 22/2. Trong bối cảnh các suy đoán về sự tạm dừng phê duyệt sẽ tiếp tục kéo dài, cổ phiếu của Tencent – gã khổng lồ game lớn nhất thế giới tính theo doanh thu - đã giảm 0,1% ngày 22/2 sau mức giảm 5,2% của ngày trước đó.

Nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn, ngành công nghiệp trò chơi điện tử lớn nhất thế giới của Trung Quốc có thể sẽ còn gặp phải nhiều sự bất ổn hơn ở phía trước.

Theo ông Liao, thị trường sẽ còn phải thực hiện một số điều chỉnh trong khoảng thời gian lâu hơn. Điều không thể tránh khỏi ở đây là một số công ty trò chơi từ tầm trung đến nhỏ sẽ không thể tiếp tục các hoạt động kinh doanh của mình. Trong vòng vài tháng khi NPPA đóng băng quá trình phê duyệt game mới, đã có hàng nghìn studio nhỏ cùng các công ty liên quan tới lĩnh vực game bao gồm quảng cáo và xuất bản đã phải ngừng kinh doanh.

Các công ty lớn hơn như ByteDance - chủ sở hữu của ứng dụng Tik Tok, gã khổng lồ tìm kiếm Baidu và Tanwan Games thì bị buộc phải thực hiện các biện pháp cắt giảm lỗ bằng cách sa thải nhân viên thuộc mảng kinh doanh game của mình. Trong khi đó, các doanh nghiệp đầu ngành là Tencent và NetEase thì ưu tiên dồn nhiều nguồn lực hơn cho các thị trường quốc tế. Tencent đang có kế hoạch mở một studio phát triển game tại Singapore dưới danh nghĩa công ty con TiMi Studio Group.

Theo ông Ding Jiaqing, Giám đốc điều hành Senligames, một studio games tập trung vào thị trường Đông Nam Á, việc tạm dừng cấp phép của NPPA không những ảnh hưởng tới sự phát triển của games tại Trung Quốc mà còn ảnh hưởng tới cả những trò chơi tại thị trường nước ngoài.

Ông nhận định đây là một tình huống xấu do các nhà phát triển game đại lục sẽ bị buộc phải cắt giảm chi phí và nhân sự phát triển. Do đó có thể dẫn tới tình trạng thiếu hụt nhân tài phát triển game cho thị trường nước ngoài. Senligames gần đây đã phải cắt giảm 70% lực lượng lao động do công ty phải chuyển trọng tâm sang phát triển các công nghệ liên quan tới metaverse cũng như các công cụ game 3D, thuật toán điện toán đám mây và công nghệ nắm bắt chuyển động.

Theo ông, chính phủ sẽ không cân nhắc đến các yếu tố khác như các tác động văn hóa tích cực của game Trung Quốc ở thị trường nước ngoài, cũng như sự tích lũy kinh nghiệm cho việc phát triển metaverse. Do đó, ông nhận định các công ty sở hữu khả năng nghiên cứu và phát triển cũng nên xem xét sự chuyển đổi trọng tâm kinh doanh của mình.

Đọc tiếp

Nữ phát ngôn viên AI của Bộ Ngoại giao Ukraine Victoria Shi. Ảnh: Theo Bộ Ngoại giao Ukraine.

Bộ Ngoại giao Ukraine giới thiệu phát ngôn viên AI

Nữ phát ngôn viên tên Victoria Shi được tạo ra từ trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay mặt Bộ Ngoại giao Ukraine đưa ra các tuyên bố chính thức. Những tuyên bố do Victoria Shi đọc sẽ không phải do AI tạo ra mà được viết và xác minh bởi người thật.
Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi. Ảnh: Getty Images

CEO TikTok: 'Chúng tôi sẽ không đi đâu cả'

Ngày 24/4, Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi khẳng định công ty sẽ chiến thắng được thách thức pháp lý và ngăn chặn dự luật cấm ứng dụng video ngắn phổ biến này tại thị trường Mỹ - nơi TikTok đang sở hữu hơn 170 triệu người dùng.
Những người sáng tạo nội dung TikTok tập trung tại Đồi Capitol, ngày 12/3. Ảnh: Yahoo News

Mỹ tiến gần hơn tới lệnh cấm Tiktok

Thượng viện Mỹ ngày 23/4 (giờ địa phương) đã thông qua dự luật yêu cầu ứng dụng truyền thông mạng xã hội Tiktok phải thoái vốn khỏi công ty mẹ ByteDance ở Trung Quốc, hoặc sẽ bị cấm ở thị trường Mỹ.