Nhà đầu tư 'vớ bẫm' khi thu mua cổ phần từ Evergrande

bđs TRUNG QUỐC
20:34 - 23/11/2021
China Evergrande chật vật tìm mọi cách huy động vốn để trả nợ.
China Evergrande chật vật tìm mọi cách huy động vốn để trả nợ.
0:00 / 0:00
0:00
Sau khi thu mua toàn bộ cổ phần của Evergrande trong công ty Hengteng với giá 273 triệu USD, tập đoàn Allied Resources Investmen Holdings Ltd ghi nhận mức giá cổ phiếu này đã tăng gần 140%.

Một nhà đầu tư sau khi mua cổ phần của HengTen Networks Group từ tập đoàn China Evergrande đang ghi nhận khoản lãi trên giấy tờ là 582 triệu USD. Kể từ thời điểm mua bán đó, cổ phiếu này đã tăng gần 140% lên khoảng 0,51 USD. Cho đến hiện tại, tổng giá trị cổ phiếu mà tập đoàn này thu mua về đã đạt tới 856 triệu USD.

Diễn biến giá cổ phiếu HengTen Networks. Ảnh: Bloomberg

Diễn biến giá cổ phiếu HengTen Networks. Ảnh: Bloomberg

Hôm 17/11, tập đoàn Evergrande đã ký một bản thỏa thuận với Allied Resources Investment Holdings Ltd để bán 1,66 tỷ cổ phiếu của mình trong HengTen với giá 0,13 USD/ cổ phiếu. Con số này thấp hơn khoảng 24% so với giá đóng sàn của HengTen hôm 17/11 là 0,22 USD/cổ phiếu. Phía Evergrande phải chấp nhận khoản lỗ khoảng 1,1 triệu USD.

Theo dữ liệu phiên hôm nay, HengTen là cổ phiếu được giao dịch tích cực thứ 3 ở Hong Kong, với khối lượng giao dịch vượt qua mức 256 triệu USD tính đến thời điểm kết thúc phiên buổi sáng.

Tuy nhiên, phía IHS Markit đưa ra cảnh báo, chỉ có khoảng 4% cổ phiếu đang lưu hành của HengTen bị bán khống khi các nhà đầu tư chỉ cần chưa đến 2 ngày để đảo ngược vị thế. Điều này cho thấy đợt hồi phục giá nhanh chóng này không phải là hậu quả của đợt "ép giá ngắn hạn" cổ phần.

Tập đoàn Evergrande rơi vào khủng hoảng sau khi Chính phủ Trung Quốc bắt đầu siết chặt quản lý lĩnh vực bất động sản trong năm ngoái. Đây là động thái gây ra sự phản đối từ người mua nhà, nhà cung cấp bất động sản và cả các nhà đầu tư.

Nhà phát triển bất động sản lớn nhất Trung Quốc đối mặt với vô số khó khăn về tài chính và đang nỗ lực huy động tiền mặt để thanh toán các trái phiếu. Để tránh tình trạng vỡ nợ, phía công ty buộc phải đưa ra một số bước đi như thoái vốn ở HengTeng, bán cổ phần trong công ty sản xuất xe điện và bán 2 máy bay riêng.

Ngoài ra, số liệu của Hong Kong cho thấy, nhà sáng lập Hứa Gia Ấn có thể đã cam kết mua 1 tỷ USD cổ phần của Evergrande vào tuần trước.

Theo nhiều chuyên gia kinh tế, thương vụ mua bán cổ phần này sẽ không thể làm giảm sức ép trong lĩnh vực bất động sản rộng của Trung Quốc và cũng không đủ sức để ngăn chặn cuộc khủng hoảng thanh khoản không diễn ra. Tâm lý lo ngại của người mua, người bán và các nhà đầu tư sẽ ảnh hưởng nhiều đến doanh thu của thị trường bất động sản trong một thời gian dài.

Tin liên quan

Đọc tiếp