Nông nghiệp Việt Nam được dự báo có nguy cơ đối mặt sóng nhiệt nghiêm trọng

NÔNG NGHIỆP THẾ GIỚI
22:25 - 08/09/2022
Việt Nam, Thái Lan và Campuchia nằm trong số các quốc gia chịu nguy cơ nhiệt độ tăng đột biến ảnh hưởng tới năng suất cây trồng. Ảnh: Reuters
Việt Nam, Thái Lan và Campuchia nằm trong số các quốc gia chịu nguy cơ nhiệt độ tăng đột biến ảnh hưởng tới năng suất cây trồng. Ảnh: Reuters
0:00 / 0:00
0:00
Hôm 8/9, các chuyên gia của Verisk Maplecroft cảnh báo trong bối cảnh toàn cầu nóng lên và biến đổi khí hậu sẽ gây ra sự suy giảm nghiêm trọng năng suất cây trồng vào năm 2045 tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Theo AFP, nhiệt độ tăng mạnh và các làn sóng nhiệt đang tạo nên nhiều vấn đề sức khỏe cho người lao động, đặc biệt là những người phải làm việc ngoài trời trong điều kiện oi bức cũng như độ ẩm cao.

Do đó, báo cáo mới nhất từ công ty Verisk Maplecroft đã tập hợp lại các mối đe dọa trên để tính toán tới các “rủi ro nghiêm trọng” mà nắng nóng gây ra cho nền nông nghiệp thế giới. Kết quả cho thấy các rủi ro này có khả năng xảy ra tại hơn 20 quốc gia.

Thêm vào đó, các mối đe dọa nghiêm trọng từ sóng nhiệt và nắng nóng dự kiến sẽ được mở rộng tới đến 64 quốc gia vào năm 2045. Con số này cũng tương đương với số quốc gia sản xuất tới 71% sản lượng lương thực toàn cầu hiện tại - bao gồm các nền kinh tế lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và Mỹ.

Ấn Độ - quốc gia chịu trách nhiệm cho 12% sản lượng lương thực toàn cầu vào năm 2020 và phụ thuộc nhiều vào năng suất lao động ngoài trời - đã được đánh giá là có nguy cơ rất cao.

Theo lời của ông Will Nichols, người đứng đầu bộ phận khí hậu và khả năng phục hồi tại Verisk Maplecroft, nhận định với AFP, người dân tại các vùng nông thôn phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp tại Ấn Độ sẽ nằm trong số dễ bị tổn thương nhất bởi những đợt nắng nóng và sóng nhiệt trong tương lai. Chính điều này có thể gây ảnh hưởng tới năng suất và sản lượng xuất khẩu. Trên hết, nó cũng có khả năng tác động mạnh đến các vấn đề như xếp hạng tín dụng của đất nước và thậm chí là ổn định chính trị.

Ngoài Ấn Độ, 9 trong số 10 quốc gia bị ảnh hưởng hàng đầu vào năm 2045 sẽ là các nước châu Phi, bao gồm cả nhà sản xuất ca cao lớn thứ 2 thế giới là Ghana, cũng như Togo và Cộng hòa Trung Phi. Trong danh sách 20 quốc gia có nguy cơ cao nhất này, các nhà xuất khẩu gạo chính của Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan và Campuchia cũng không phải là một ngoại lệ.

Nhiệt độ tăng mạnh và sóng nhiệt sẽ ảnh hưởng tới cả cây trồng tại các quốc gia thuộc vùng ôn đới như các quốc gia châu Âu chứ không chỉ ở trong phạm vi các quốc gia nhiệt đới. Ảnh: AP

Nhiệt độ tăng mạnh và sóng nhiệt sẽ ảnh hưởng tới cả cây trồng tại các quốc gia thuộc vùng ôn đới như các quốc gia châu Âu chứ không chỉ ở trong phạm vi các quốc gia nhiệt đới. Ảnh: AP

Ở một diễn biến khác, đánh giá nhấn mạnh rằng các nền kinh tế lớn như Mỹ và Trung Quốc cũng có thể gặp rủi ro cực lớn đối với nông nghiệp vào năm 2045, tuy nhiên tác động sẽ khác nhau tại từng khu vực. Trong khi đó, châu Âu chiếm 7 trong số 10 quốc gia được dự báo có mức tăng rủi ro lớn nhất vào năm 2045.

Các loại cây lương thực chính như lúa gạo đang ở ngưỡng rủi ro đặc biệt cao cùng với các loại cây trồng khác như cao và thậm chí cà chua. Ông Will Nichols cũng nhận định: “Với sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu và sự gia tăng căng thẳng nhiệt toàn cầu, chúng ta sẽ thấy cây trồng ở các nước ôn đới bắt đầu bị ảnh hưởng”.

Theo ông Nichols, rất nhiều người tại các nước phương Tây có thể cho rằng khu vực của mình sẽ ở xa các mối đe dọa này, nhưng thực tế không phải như vậy. Các mối đe dọa sẽ không chỉ gói gọn trong phạm vi rủi ro vật lý mà còn lan tới các tác động lên chuỗi cung ứng toàn cầu vốn có liên kết chặt chẽ với nhau.

Bộ dữ liệu áp lực nắng nóng của Maplecroft sử dụng dữ liệu nhiệt độ toàn cầu từ Văn phòng cơ quan khí tượng MET của Vương quốc Anh để có thể cung cấp số liệu cho các đánh giá rủi ro của mình. Những dữ liệu này dựa trên kịch bản phát thải xấu nhất mà con người có thể phải trải qua, cụ thể là trường hợp nhiệt độ tăng khoảng 2 độ C sớm nhất vào năm 2045.

Đọc tiếp