Phát triển chính phủ điện tử hướng tới kinh tế số và xã hội số

Chính phủ số Việt nAM
18:00 - 11/11/2021
Diễn đàn cấp cao thường niên lần thứ ba về công nghiệp 4.0 với chủ đề “Xây dựng Chính phủ điện tử tiến tới chính phủ số trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”
Diễn đàn cấp cao thường niên lần thứ ba về công nghiệp 4.0 với chủ đề “Xây dựng Chính phủ điện tử tiến tới chính phủ số trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”
0:00 / 0:00
0:00
Phát triển chính phủ điện tử và chính phủ số tại Việt Nam được xác định gắn liền với giải quyết các vấn đề lớn để từ đó, phục vụ người dân và doanh nghiệp được tốt hơn.

Chiều 11/11, phát biểu khai mạc phiên Hội thảo chuyên đề “Xây dựng Chính phủ điện tử tiến tới chính phủ số trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, nằm trong chuỗi sự kiện thuộc Diễn đàn cấp cao thường niên lần thứ ba về công nghiệp 4.0, ông Nguyễn Thành Phong, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh, Nghị quyết 52- NQ/TW của Bộ Chính trị đã xác định phát triển chính phủ số là nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp đột phá nhằm cung cấp dịch vụ số cho người dân, doanh nghiệp và toàn bộ các cơ quan nhà nước chuyển sang hoạt động trên môi trường số.

Ông Phong đánh giá: “Chính phủ số bao hàm chính phủ điện tử. Chính phủ điện tử đặc trưng bởi “bốn không” là họp không gặp mặt, xử lý văn bản không giấy, giải quyết thủ tục hành chính không tiếp xúc và thanh toán không dùng tiền mặt. Chính phủ số thêm “bốn có”, có hành động an toàn trên môi trường số, có khả năng cung cấp dịch vụ mới nhanh chóng, có khả năng sử dụng nguồn lực tối ưu và có khả năng kiến tạo phát triển, dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia, giải quyết hiệu quả những vấn đề lớn trong phát triển và quản lý kinh tế - xã hội”.

Trong giai đoạn 2014-2020, Việt Nam đã duy trì việc tăng hạng Chính phủ điện tử của Liên Hợp Quốc liên tục, từ vị trí 99 lên vị trí 86, lọt vào nhóm các nước phát triển có Chính phủ điện tử ở mức cao, thậm chí cao hơn chỉ số trung bình thế giới. Vị trí xếp hạng 86/193 quốc gia, vùng lãnh thổ, tăng 2 bậc so với năm 2018 là một thành tích đáng khích lệ.

Đặc biệt trong năm 2020, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đã tăng gấp 3 lần so với năm 2019, hoàn thành chỉ tiêu được nêu ra trong Nghị quyết 17 về một số nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025.

Trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ công trực tuyến, sau hơn một năm triển khai, Cổng dịch vụ công quốc gia đã tích hợp hơn 2.900 thủ tục hành chính của 21 bộ, ngành và 63 tỉnh, thành phố. Hơn 57 triệu hồ sơ đã được xử lý, giúp tiết kiệm ngân sách khoảng 8.000 tỷ đồng mỗi năm.

Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Thành Phong phát biểu tại Hội thảo

Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Thành Phong phát biểu tại Hội thảo

Tuy nhiên, so với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam vẫn giữ nguyên vị trí thứ 6 trong thứ hạng phát triển Chính phủ điện tử. Điều này khiến cho lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong việc thu hút đầu tư, phát triển đất nước chưa thực sự đạt được sự bứt phá. Ngoài ra, theo các chuyên gia làm tốt cải cách thủ tục hành chính và xây dựng Chính phủ điện tử sẽ giúp Việt Nam tiết kiệm khoảng 14.900 tỷ đồng/năm.

Tháng 6 vừa qua, Thủ tướng đã ban hành Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng tới năm 2030. Đây là lần đầu tiên, sau 20 năm triển khai chính phủ điện tử, Việt Nam đã chính thức ban hành một văn bản Chiến lược ở tầm quốc gia với các định hướng lớn về phát triển Chính phủ điện tử. Chiến lược này trở thành kim chỉ nam xuyên suốt cho tất cả các hành động của Việt Nam trong một thập kỷ tới – một thập kỷ Liên hợp quốc đánh giá là Thập kỷ hành động để thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.

Đánh giá về vấn đề này, ông Phong cho biết: “Mạng truyền số liệu chuyên dùng cơ quan Đảng và Nhà nước đã kết nối đến 100% các bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; 100% quận, huyện, thị xã. Một số cơ sở dữ liệu tạo nền tảng đã được xây dựng như: cơ sở dữ liệu về bảo hiểm, cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu giáo dục, cơ sở dữ liệu quốc gia về Dân cư đã vận hành chính thức từ ngày 01/7/2021”. Điều này cho thấy hiệu quả bước đầu của việc phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số của Việt Nam.

Thống kê cho thấy, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trên cả nước năm 2020 đạt 30,86%, vượt mục tiêu Chính phủ đề ra tại Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025.

Tính đến ngày 20/8/2021, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 cả nước đạt 65,11%; trong đó tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 là 27,71%, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 là 43,40%.

Chính phủ số cũng chính là hướng tới phát triển kinh tế số, xã hội số - Ảnh minh họa

Chính phủ số cũng chính là hướng tới phát triển kinh tế số, xã hội số - Ảnh minh họa

Phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số tại Việt Nam được xác định là gắn liền với giải quyết các vấn đề lớn để từ đó, phục vụ người dân và doanh nghiệp được tốt hơn, đồng thời hướng tới phát triển kinh tế số, xã hội số làm cho người dân giàu hơn, hạnh phúc hơn.

Chia sẻ kinh nghiệm trong việc xây dựng Chính phủ số, bảo đảm an toàn thông tin, triển khai cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin hỗ trợ Chính phủ điện tử, chuyển đổi từ Chính phủ điện tử sang Chính phủ số, từ dịch vụ công trực tuyến thành dịch vụ số... nhiều chuyên gia cho rằng, để nâng cao năng lực cạnh tranh trong khu vực Việt Nam cần nỗ lực hơn nữa trong việc nâng cao hiệu quả Chính phủ điện tử, đồng thời tập trung vào các lĩnh vực nhiều tiềm năng như Đô thị thông minh, thương mại điện tử - hai lĩnh vực được kỳ vọng sẽ góp phần thiết thực trong việc ổn định tình hình kinh tế, xã hội giai đoạn hậu COVID-19…

Ông Vũ Kiêm Văn, Phó Tổng thư ký Hội Truyền thông số Việt Nam cho biết, để đạt được mục tiêu đưa Việt Nam thuộc nhóm 70 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử (EGDI), Việt Nam cần phải cải thiện một số khía cạnh liên quan đến dịch vụ trực tuyến.

Theo đó, Việt Nam cần lựa chọn các dịch vụ công nhiều người quan tâm, mức độ truy cập tiềm năng nhiều. Ngoài ra, cũng cần lựa chọn phát triển các dịch vụ trực tuyến phù hợp với đặc thù của từng địa phương, hoặc phân loại dịch vụ hướng tới từng đối tượng người dân.

Việt Nam đang hướng tới phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số ở mức độ cao trên thế giới, vươn tới nhóm 50 nước dẫn đầu vào năm 2025, thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu vào năm 2030 theo xếp hạng của Liên Hợp Quốc..

Tin liên quan

Đọc tiếp

Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi. Ảnh: Getty Images

CEO TikTok: 'Chúng tôi sẽ không đi đâu cả'

Ngày 24/4, Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi khẳng định công ty sẽ chiến thắng được thách thức pháp lý và ngăn chặn dự luật cấm ứng dụng video ngắn phổ biến này tại thị trường Mỹ - nơi TikTok đang sở hữu hơn 170 triệu người dùng.
Những người sáng tạo nội dung TikTok tập trung tại Đồi Capitol, ngày 12/3. Ảnh: Yahoo News

Mỹ tiến gần hơn tới lệnh cấm Tiktok

Thượng viện Mỹ ngày 23/4 (giờ địa phương) đã thông qua dự luật yêu cầu ứng dụng truyền thông mạng xã hội Tiktok phải thoái vốn khỏi công ty mẹ ByteDance ở Trung Quốc, hoặc sẽ bị cấm ở thị trường Mỹ.