Ra mắt ứng dụng AI chống lừa đảo trực tuyến miễn phí

CÔNG NGHỆ toàn cầu
14:51 - 15/12/2023
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
0:00 / 0:00
0:00
Ngày 15/12, công ty an ninh mạng toàn cầu Bidefender ra mắt Bitdefender Scamio - một ứng dụng phát hiện lừa đảo trực tuyến miễn phí, giúp người dùng xác minh các âm mưu lừa đảo trực tuyến thông qua liên kết nhúng, tin nhắn, e-mail...

Theo TechCrunch, Bitdefender Scamio được mô tả là một chatbot phát hiện lừa đảo cá nhân, có khả năng đưa ra khuyến nghị về nguy cơ lừa đảo tiềm ẩn thông qua phân tích e-mail, tin nhắn văn bản, hình ảnh, liên kết riêng lẻ và thậm chí cả mã QR.

Người dùng chỉ cần kéo thả nội dung đáng ngờ vào Scamio và mô tả về cách nhận được nội dung đó. Chỉ sau vài giây, Scamio sẽ đưa ra khuyến nghị cùng với các đề xuất về hành động tiếp theo như xóa bỏ hoặc chặn liên hệ, kèm theo các biện pháp phòng ngừa khác để bảo vệ người dùng khỏi các hình thức lừa đảo tương tự trong tương lai.

Người dùng có thể truy cập ứng dụng Scamio qua trình duyệt web hoặc Facebook Messenger sau khi thiết lập tài khoản Bitdefender. Ảnh: Theo Bitdefender.

Người dùng có thể truy cập ứng dụng Scamio qua trình duyệt web hoặc Facebook Messenger sau khi thiết lập tài khoản Bitdefender. Ảnh: Theo Bitdefender.

Ngoài công nghệ trí tuệ nhân tạo, Scamio còn được hỗ trợ bởi các công nghệ phát hiện, ngăn chặn và bảo vệ mối đe dọa do chính công ty Bitdefender phát triển để tối đa hóa tỷ lệ phát hiện lừa đảo trực tuyến và đưa ra các khuyến nghị phù hợp nhất cho các trường hợp cụ thể.

Ứng dụng Scamio được các chuyên gia an ninh mạng đánh giá có cách sử dụng đơn giản, hỗ trợ mọi thiết bị hoặc hệ điều hành và được truy cập qua trình duyệt web hoặc qua Facebook Messenger một cách nhanh chóng sau khi thiết lập tài khoản Bitdefender. Đặc biệt, Scamio hoàn toàn miễn phí và không yêu cầu tải xuống hoặc truy cập trước vào sản phẩm Bitdefender.

Thời gian qua, những công cụ trí tuệ nhân tạo như ChatGPT đã tạo ra bước đột phá mới trong làn sóng đầu tư vào công nghệ, song nó cũng gây ra những rủi ro sâu sắc đối với xã hội và nhân loại. Khi cuộc chạy đua trí tuệ nhân tạo ngày càng nóng lên, nhân loại sẽ rơi vào một thảm hoạ khó có thể lường trước được.

Theo báo cáo của Ủy ban Thương mại liên bang Mỹ, thiệt hại của người tiêu dùng do hoạt động lừa đảo trực tuyến năm 2022 lên tới 8,8 tỷ USD, tăng 30% so với năm trước. Chỉ riêng các vụ lừa đảo được thực hiện qua tin nhắn văn bản đã gây thiệt hại 330 triệu USD.

Chia sẻ với Reuters hồi tháng 7, ông Sami Khoury, Giám đốc Trung tâm an ninh mạng Canada cho biết, cơ quan của ông phát hiện trí tuệ nhân tạo đang bị lợi dụng để tạo mã độc, soạn e-mail lừa đảo, phát tán tin sai sự thật trên mạng.

Ông Sami Khoury chỉ ra rằng, vài tháng gần đây, nhiều tổ chức an ninh mạng đã công bố các báo cáo về rủi ro giả định của trí tuệ nhân tạo, đặc biệt là các chương trình xử lý ngôn ngữ lớn được đào tạo dựa trên lượng lớn dữ liệu của người dùng để tạo ra những đoạn văn bản, hình ảnh, video giống thật.

Báo cáo hồi tháng 3 của Cục Cảnh sát châu Âu Europol nêu rõ, những hệ thống tiên tiến như ChatGPT của OpenAI phát triển có thể khiến cho việc mạo danh một tổ chức, cá nhân trở nên dễ dàng đối với những người có kiến thức tiếng Anh cơ bản.

Cũng trong tháng 3, công ty an ninh mạng Darktrace của Anh đã đưa ra cảnh báo về công cụ ChatGPT có thể góp phần làm gia tăng tình trạng giả mạo e-mail để lừa đảo trên không gian mạng.

Giới chuyên gia cho rằng, ChatGPT gây sốt với giới công nghệ toàn cầu nhờ khả năng viết luận, soạn thảo e-mail dài hàng nghìn từ chỉ trong vài giây với câu lệnh đơn giản. Cũng chính vì thế mà sự xuất hiện những ngôn ngữ phức tạp bao gồm dấu câu, câu dài và khối lượng văn bản trong các e-mail này đang tạo điều kiện cho các tội phạm mạng tung ra các thủ đoạn tinh vi và phức tạp hơn nhằm khai thác lòng tin của người dùng.

Mặc dù việc lợi dụng AI để viết mã độc mới ở giai đoạn đầu, nhưng ông Khoury cho rằng, công nghệ tiên tiến này có tiềm năng phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai. Điều này khiến việc đánh giá nguy cơ tiềm tàng của nó trước khi bị tung ra trở nên rất khó khăn.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Nữ phát ngôn viên AI của Bộ Ngoại giao Ukraine Victoria Shi. Ảnh: Theo Bộ Ngoại giao Ukraine.

Bộ Ngoại giao Ukraine giới thiệu phát ngôn viên AI

Nữ phát ngôn viên tên Victoria Shi được tạo ra từ trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay mặt Bộ Ngoại giao Ukraine đưa ra các tuyên bố chính thức. Những tuyên bố do Victoria Shi đọc sẽ không phải do AI tạo ra mà được viết và xác minh bởi người thật.
Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi. Ảnh: Getty Images

CEO TikTok: 'Chúng tôi sẽ không đi đâu cả'

Ngày 24/4, Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi khẳng định công ty sẽ chiến thắng được thách thức pháp lý và ngăn chặn dự luật cấm ứng dụng video ngắn phổ biến này tại thị trường Mỹ - nơi TikTok đang sở hữu hơn 170 triệu người dùng.
Những người sáng tạo nội dung TikTok tập trung tại Đồi Capitol, ngày 12/3. Ảnh: Yahoo News

Mỹ tiến gần hơn tới lệnh cấm Tiktok

Thượng viện Mỹ ngày 23/4 (giờ địa phương) đã thông qua dự luật yêu cầu ứng dụng truyền thông mạng xã hội Tiktok phải thoái vốn khỏi công ty mẹ ByteDance ở Trung Quốc, hoặc sẽ bị cấm ở thị trường Mỹ.