Rolls-Royce sẽ thương mại hóa máy bay điện như một phương tiện giao thông

Máy bay điện CÔNG NGHỆ
10:23 - 09/05/2022
Rolls-Royce đang nghiên cứu chế tạo những chiếc máy bay chạy hoàn toàn bằng điện có tính khả thi về mặt thương mại. Ảnh: Rolls-Royce
Rolls-Royce đang nghiên cứu chế tạo những chiếc máy bay chạy hoàn toàn bằng điện có tính khả thi về mặt thương mại. Ảnh: Rolls-Royce
0:00 / 0:00
0:00
Nhà sản xuất của Anh Rolls-Royce và các hãng khác đang gặt hái tiến triển và thành công trong việc chế tạo mẫu máy bay điện để hướng tới thị trường đi lại bằng taxi nhanh trong tương lai.

Đã có rất nhiều tiến bộ đạt được trong công nghệ máy bay điện làm cho triển vọng về một kỷ nguyên mới trong việc đi lại bằng loại taxi được cho là nhanh nhất thế giới này trở thành hiện thực, trong giai đoạn dự kiến từ năm 2023 đến năm 2026.

Một chiếc máy bay nhỏ chạy hoàn toàn bằng điện của Rolls-Royce đã phá vỡ hai kỷ lục tốc độ thế giới, chứng tỏ khả năng vận chuyển nhanh, quãng đường ngắn của loại máy bay này. Rolls-Royce đang hợp tác với các công ty hàng không vũ trụ để phát triển và thương mại hóa máy bay và phương tiện chạy bằng hệ thống động cơ điện của hãng.

Vào mùa thu năm 2021, chiếc máy bay cánh quạt chạy bằng điện một chỗ ngồi của Rolls-Royce mang tên Spirit of Innovation đã phá hai kỷ lục thế giới. Công ty Anh đã gửi dữ liệu cho Liên đoàn hàng không quốc tế về việc máy bay điện của họ đạt tốc độ tối đa 559,9 km/h (nhanh hơn 213,04 km/h so với kỷ lục trước đó).

Trong các lần chạy tiếp theo tại địa điểm thử nghiệm máy bay Boscombe Down của Bộ Quốc phòng Anh ở Wiltshire, chiếc máy bay đã đạt được tốc độ 532,1km/h trong hơn 15 km liên tục, phá kỷ lục trước đó là 292,8km/h trong cùng thời gian. Hơn nữa, trong những lần chạy đó, Spirit of Innovation có lúc đạt tốc độ tối đa lên tới 623 km/h.

Ông Rob Watson, người đứng đầu bộ phận kinh doanh máy bay điện của Rolls-Royce, cho biết công ty đã xây dựng được một nền tảng vững chắc để hiện thực hóa tầm nhìn về hàng không điện thương mại.

Theo đó, mẫu máy bay điện thương mại đầu tiên sẽ có kích thước nhỏ và được thiết kế để vận chuyển hành khách tốc độ cao. Nó sẽ được cung cấp năng lượng bởi một hoặc nhiều động cơ thường chạy bằng pin và được kỳ vọng sẽ có lợi thế về chi phí hơn so với máy bay truyền thống, khi bay quãng đường ngắn với số lượng hành khách hạn chế.

Những thách thức công nghệ trong việc phát triển máy bay điện khả thi về mặt thương mại là việc giảm trọng lượng của các bộ phận cốt lõi như pin và động cơ nhằm tăng cải thiện sức mạnh của máy bay.

Hiện, máy bay điện của Rolls-Royce được trang bị hệ thống truyền động 400 kW bao gồm động cơ nhẹ, công suất cao và bộ biến tần. Hệ thống truyền động cạnh tranh với hệ thống truyền động của một chiếc xe điện hiệu suất cao. Bộ pin cung cấp phạm vi hoạt động khoảng 320 km, bằng khoảng cách giữa London và Paris, trong một lần sạc. Theo Rolls-Royce, đây là loại pin bay có mật độ năng lượng cao nhất thế giới.

Nhà sản xuất động cơ phản lực này có kế hoạch tăng phạm vi hoạt động, khi hợp tác với nhà sản xuất khung máy bay của Ý Tecnam và hãng hàng không khu vực Bắc Âu Wideroe nhằm cung cấp một chiếc máy bay chở khách chạy hoàn toàn bằng điện cho thị trường đi lại nội địa Bắc Âu vào năm 2026.

Theo ông Watson, Rolls-Royce cũng muốn sản xuất một hệ thống động cơ hàng không điện cho các phương tiện cất cánh và hạ cánh thẳng đứng (eVTOL) cho giao thông đô thị. Mục tiêu là tới năm 2025 sẽ bắt đầu lắp đặt hệ thống này.

Ông Andrew Macmillan, Giám đốc cơ sở hạ tầng của Vertical Aerospace, nhấn mạnh rằng, việc sử dụng công nghệ đã được thử nghiệm và chứng minh sẽ giúp công ty đưa máy bay eVTOL vào dịch vụ thương mại càng sớm càng tốt. Theo đó, công ty khởi nghiệp của Anh Vertical Aerospace đã quyết định áp dụng công nghệ của Rolls-Royce.

Nghiên cứu thị trường về di chuyển hàng không đô thị của Rolls-Royce ước tính rằng hơn 160.000 máy bay điện thương mại sẽ bay trên các thành phố trên thế giới vào năm 2050.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Nữ phát ngôn viên AI của Bộ Ngoại giao Ukraine Victoria Shi. Ảnh: Theo Bộ Ngoại giao Ukraine.

Bộ Ngoại giao Ukraine giới thiệu phát ngôn viên AI

Nữ phát ngôn viên tên Victoria Shi được tạo ra từ trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay mặt Bộ Ngoại giao Ukraine đưa ra các tuyên bố chính thức. Những tuyên bố do Victoria Shi đọc sẽ không phải do AI tạo ra mà được viết và xác minh bởi người thật.
Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi. Ảnh: Getty Images

CEO TikTok: 'Chúng tôi sẽ không đi đâu cả'

Ngày 24/4, Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi khẳng định công ty sẽ chiến thắng được thách thức pháp lý và ngăn chặn dự luật cấm ứng dụng video ngắn phổ biến này tại thị trường Mỹ - nơi TikTok đang sở hữu hơn 170 triệu người dùng.
Những người sáng tạo nội dung TikTok tập trung tại Đồi Capitol, ngày 12/3. Ảnh: Yahoo News

Mỹ tiến gần hơn tới lệnh cấm Tiktok

Thượng viện Mỹ ngày 23/4 (giờ địa phương) đã thông qua dự luật yêu cầu ứng dụng truyền thông mạng xã hội Tiktok phải thoái vốn khỏi công ty mẹ ByteDance ở Trung Quốc, hoặc sẽ bị cấm ở thị trường Mỹ.