Tài sản của tỷ phú Elon Musk 'bốc hơi' 12 tỷ USD sau khi chỉ trích chỉ số ESG

Elon Musk twitter
13:50 - 19/05/2022
Trên Twitter, tỷ phú Elon Musk lên tiếng chỉ trích chỉ số ESG vì đã loại Tesla ra khỏi danh sách xếp hạng. Ảnh: CNBC
Trên Twitter, tỷ phú Elon Musk lên tiếng chỉ trích chỉ số ESG vì đã loại Tesla ra khỏi danh sách xếp hạng. Ảnh: CNBC
0:00 / 0:00
0:00
Đêm 18/5, tỷ phú Elon Musk đăng tweet chỉ trích chỉ số Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG) của Mỹ. Sau dòng tweet thể hiện quan điểm cá nhân của CEO Tesla, cổ phiếu công ty này giảm mạnh, khiến tài sản của ông giảm khoảng 12 tỷ USD chỉ sau vài giờ.

Cụ thể, Musk tỏ ra bất bình khi Tesla bị loại khỏi chỉ số ESG của S&P 500. Trong khi đó, Apple, Microsoft, Amazon và công ty dầu khí Exxon Mobil đều lọt top những công ty có điểm số Môi trường, Xã hội và Quản trị cao nhất.

"ESG là một trò lừa đảo" của "các chiến binh vì công bằng xã hội giả mạo", nhà sáng lập ra hãng xe điện Tesla viết trên Twitter. Ngay sau đó, cổ phiếu của Tesla giảm 6,8%, thổi bay 12,3 tỷ USD giá trị cổ phần của chính Musk tại hãng xe điện này.

Theo nhà phân tích Dan Ives của Wedbush, dòng tweet của Elon Musk phần nào gây ra sự sụt giảm này. "Việc chỉ trích chỉ tiêu ESG và tình hình ảm đạm của thị trường chứng khoán toàn cầu đã gây áp lực lên giá cổ phiếu của Tesla", chuyên gia cho biết.

Tuy nhiên, với khối tài sản 209,9 tỷ USD, Elon Musk vẫn là tỷ phú giàu nhất hành tinh, theo Chỉ số tỷ phú Bloomberg.

Trước đó, Nasdaq Composite, chỉ số nổi tiếng với các cổ phiếu công nghệ, ghi nhận mức giảm sâu 4,7% vào ngày 18/5 do đợt bán tháo của các nhà đầu tư. Tuy nhiên, tình hình cổ phiếu của Tesla còn ảm đạm hơn sau khi bị loại khỏi chỉ số ESG của S&P 500. Đây là chỉ số sử dụng dữ liệu về môi trường, xã hội và quản trị để xếp hạng và đánh giá hiệu quả các công ty đến các nhà đầu tư.

Một nguyên nhân khác được đưa ra là bởi Tesla chưa có chiến lược kinh tế carbon thấp (low carbon) và bộ quy tắc đầu tư, từ đó tạo ra một môi trường làm việc bị đánh giá là yếu kém, công nhân bị phân biệt chủng tộc. Mặt khác, gần đây hãng xe điện này còn bị Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia Mỹ (NHTSA) điều tra hệ thống tự động hóa vì đã gây ra nhiều tai nạn trên thế giới, Forbes cho biết.

Chuyên gia Ives của Wedbush nhận định sự kiện Tesla bị loại khỏi chỉ số ESG không phải là nguyên nhân duy nhất dẫn đến sự sụt giảm cổ phiếu này. Các nhà đầu tư của hãng xe điện còn cảm thấy lo lắng sau thông báo hoãn thương vụ mua lại Twitter với giá 44 tỷ USD, khiến giá cổ phiếu của công ty xe điện giảm mạnh.

Theo suy đoán của nhiều chuyên gia trong giới, tỷ phú Elon Musk đang cố tình làm khó để rút lui khỏi thỏa thuận này hoặc thương lượng lại với một mức giá thấp hơn. Theo The New York Times, cổ phiếu của nhiều công ty công nghệ đã giảm mạnh kể từ khi Elon Musk tuyên bố mua lại Twitter. Trong đó, cổ phiếu của Tesla, nguồn tài sản chính của Elon Musk, đã giảm gần 30%.

Thế nhưng, việc thương lượng lại giá không phải điều dễ dàng. Ngoài khoản phí đền bù trị giá 1 tỷ USD, thỏa thuận giữa Elon Musk và Twitter cũng bao gồm một "điều khoản hoạt động đặc biệt". Theo đó, Twitter có quyền kiện và buộc Elon Musk phải hoàn thành thỏa thuận, miễn là khoản vay để mua lại công ty trước đó của CEO Tesla vẫn còn hiệu lực.

Song, theo Forbes, dù kết quả ra sao, Elon Musk vẫn phải thất thoát rất nhiều chỉ vì thương vụ này. Khối tài sản của người đàn ông giàu nhất hành tinh đã giảm 74,5 tỷ USD kể từ khi ông thông báo mua lại Twitter.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Nữ phát ngôn viên AI của Bộ Ngoại giao Ukraine Victoria Shi. Ảnh: Theo Bộ Ngoại giao Ukraine.

Bộ Ngoại giao Ukraine giới thiệu phát ngôn viên AI

Nữ phát ngôn viên tên Victoria Shi được tạo ra từ trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay mặt Bộ Ngoại giao Ukraine đưa ra các tuyên bố chính thức. Những tuyên bố do Victoria Shi đọc sẽ không phải do AI tạo ra mà được viết và xác minh bởi người thật.
Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi. Ảnh: Getty Images

CEO TikTok: 'Chúng tôi sẽ không đi đâu cả'

Ngày 24/4, Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi khẳng định công ty sẽ chiến thắng được thách thức pháp lý và ngăn chặn dự luật cấm ứng dụng video ngắn phổ biến này tại thị trường Mỹ - nơi TikTok đang sở hữu hơn 170 triệu người dùng.
Những người sáng tạo nội dung TikTok tập trung tại Đồi Capitol, ngày 12/3. Ảnh: Yahoo News

Mỹ tiến gần hơn tới lệnh cấm Tiktok

Thượng viện Mỹ ngày 23/4 (giờ địa phương) đã thông qua dự luật yêu cầu ứng dụng truyền thông mạng xã hội Tiktok phải thoái vốn khỏi công ty mẹ ByteDance ở Trung Quốc, hoặc sẽ bị cấm ở thị trường Mỹ.