Thiếu hụt cam kết tài chính để ngành nông nghiệp thực hiện mục tiêu COP27

NÔNG NGHIỆP COP27
15:32 - 20/12/2022
Nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu.
Nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu.
0:00 / 0:00
0:00
Chia sẻ kết quả COP27 liên quan đến ngành nông nghiệp và nông thôn, các chuyên gia trong nước và quốc tế cho biết, cam kết tài chính thực hiện mục tiêu khí hậu đang là vấn đề được quan tâm nhất của các nước.

Nông nghiệp Việt Nam là ngành dễ chịu tổn thương lớn nhất từ biến đổi khí hậu, nhưng cũng là ngành đóng góp lớn thứ hai vào tiến trình ứng phó biến đổi khí hậu hướng đến đưa phát thải ròng về 0 vào năm 2050.

Tại COP27 vừa qua, nông nghiệp Việt Nam đã đạt được một số thỏa thuận liên quan đến an ninh lương thực, đưa ra bộ quy tắc để tiếp tục giải quyết lượng khí thải metan trong chăn nuôi nông nghiệp. Tuy nhiên, cam kết tài chính thực hiện các mục tiêu này là vấn đề còn nhiều thách thức

Tại Hội nghị chia sẻ kết quả COP27 liên quan đến ngành nông nghiệp và nông thôn, ngày 20/12, ông Trần Đại Nghĩa, chuyên gia của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tham gia đàm phán COP27 cho biết, toàn cầu đang thiếu hụt các cam kết tài chính về thích ứng, giảm nhẹ biến đổi khí hậu.

Hội nghị chia sẻ kết quả COP27 liên quan đến ngành nông nghiệp và nông thôn, ngày 20/12.

Hội nghị chia sẻ kết quả COP27 liên quan đến ngành nông nghiệp và nông thôn, ngày 20/12.

Trước đây, các nước phát triển đặt hy vọng đến năm 2020 có thể huy động quỹ 100 tỷ USD cho cam kết thích ứng biến đổi khí hậu. Nhưng đến năm 2021 mới chỉ dừng ở 70 – 80 tỷ USD. Điều này cho thấy là phần thiếu hụt về tài chính là rất lớn.

Trong khi đó, các quỹ tài chính công của các nước đang phát triển hiện chỉ đáp ứng được 1/5 - 1/10 nhu cầu. Báo cáo của Ngân hàng Thế giới cũng chỉ ra, đến năm 2040, Việt Nam cần khoảng 364 tỷ USD, trong đó 186 tỷ USD thuộc về khối tư nhân.

“Vấn đề tài chính được nhắc đến thảo luận nhiều tại COP27 lần này về các yếu tố đảm bảo công lý, công bằng, công khai, minh bạch. Bởi tích lũy carbon không chỉ riêng do các nước đang phát triển gây ra mà cần nhắc đến trách nhiệm của các nước phát triển”, ông Nghĩa chỉ ra.

Theo lời vị chuyên gia này, các chuyên gia COP27 đều thống nhất rằng, các nước không thể chỉ trông chờ nguồn tài chính từ các gói viện trợ. Cần có các quỹ cam kết tổn thất và rủi ro cho việc giảm nhẹ thiên tai bởi biến đổi khí hậu.

Chia sẻ lại ấn tượng từ COP27, bà Dada Bacudo, chuyên gia ASEAN tại COP27 cho biết, chủ đề thiệt hại và thất thoát được nêu bật tại COP27 nhằm cung cấp hỗ trợ tài chính cho các quốc gia chịu thiệt hại bởi biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, nguồn tài chính này được phân bổ thế nào đã chiếm nhiều thời gian tại các cuộc thảo luận.

Ảnh tác giả

"COP27 đưa ra các lộ trình để ngành nông nghiệp đạt được những bước tiến cam kết giảm phát thải, với các giải pháp dựa vào thiên nhiên. Các cuộc thảo luận đề cập đến thiết lập một ban khoa học nghiên cứu biến đổi khí hậu về lương thực, nông nghiệp và tạo ra nguồn tài chính cho những giải pháp đó".

Bà Dada Bacudo, chuyên gia ASEAN tại COP27

“Để tìm ra câu trả lời nước nào sẽ được chi trả và trả bao nhiêu, ban khoa học nghiên cứu sẽ thiết lập ra các cơ chế tổng hợp, đánh giá sự mất mát của mỗi quốc gia. Báo cáo kiểm kê toàn cầu này sẽ được công bố vào tháng 6/2023”, bà Dada Bacudo thông tin.

Huy động sự đồng hành của các tổ chức quốc tế

Từ góc độ các tổ chức quốc tế đồng hành cùng ngành nông nghiệp, bà Bùi Việt Hiền, Ban Môi trường và Biến đổi khí hậu của UNDP Việt Nam cho biết, thông qua các chương trình kết hợp với Bộ NN&PTNT, UNDP sẽ xây dựng chiến lược dài hạn thích ứng biến đổi khí hậu vào năm 2050 và cụ thể hóa các giải pháp sáng tạo trong quản lý đất rừng.

UNDP đang thực hiện các hoạt động chuyển đổi sang xanh hóa chuỗi sản xuất nông nghiệp. Tới đây UNDP sẽ có nhiều hoạt động kích thích hấp thụ carbon từ rừng ngập mặn. Theo nghiên cứu khả năng hấp thụ của rừng ngập mặn cao hơn 1-2 lần so với rừng trên cạn.

“Dựa vào các sáng kiến đó, chúng tôi mong muốn giúp nông nghiệp Việt Nam tiếp cận nguồn tài chính xanh. COP27 mở ra những cơ hội mới để giúp nông nghiệp Việt Nam đi nhanh hơn toàn diện hơn tới bức tranh xanh hóa trong thời gian tới”, bà Bùi Việt Hiền cho biết.

Cũng liên quan đến ứng phó biến đổi khí hậu, theo ông Nguyễn Song Hà, Trợ lý Trưởng Đại diện tổ chức FAO, hệ thống lương thực thực phẩm là trụ cột của trong chương trình chiến lược của FAO trong giai đoạn 5 năm tới.

Những nỗ lực của FAO sẽ hướng tới hỗ trợ các quốc gia thành viên đạt được các mục tiêu: sản xuất tốt hơn, dinh dưỡng tốt hơn, môi trường tốt hơn và cuộc sống tốt hơn.

“FAO sẽ đồng hành cùng Việt Nam trong những năm tới, thông qua các chương trình hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn chính sách, giúp Việt Nam thực hiện mục tiêu xây dựng một hệ thống lương thực, thực phẩm bền vững và bao trùm”, ông Nguyễn Song Hà nhấn mạnh.

Tin liên quan

Đọc tiếp