Tổng rà soát các điều kiện kinh doanh thuộc 15 lĩnh vực

DOANH NGHIỆP quy định
11:42 - 06/07/2023
Hội thảo “Tháo bỏ rào cản điều kiện kinh doanh: Lựa chọn cải cách cho phát triển doanh nghiệp”. Ảnh: Phương Thảo.
Hội thảo “Tháo bỏ rào cản điều kiện kinh doanh: Lựa chọn cải cách cho phát triển doanh nghiệp”. Ảnh: Phương Thảo.
0:00 / 0:00
0:00
Trước kết quả báo cáo rà soát điều kiện kinh doanh của CIEM cho thấy còn nhiều bất cập và có vấn đề nhận đến "nửa gram giấy kiến nghị", Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Duy Đông cho rằng cần phải sớm khắc phục để không làm xói mòn thành quả nền kinh tế.

Tại hội thảo “Tháo bỏ rào cản điều kiện kinh doanh: Lựa chọn cải cách cho phát triển doanh nghiệp” do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức ngày 6/7, TS. Nguyễn Thị Minh Thảo, Trưởng ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh của CIEM đã khái quát kết quả rà soát sơ bộ về điều kiện kinh doanh trong 15 lĩnh vực.

Kết quả rà soát cho thấy, vẫn còn nhiều điều kiện kinh doanh chung chung, không hợp lý, thiếu rõ ràng, khó xác định.

Một số điều kiện kinh doanh khó nhận diện như quy định quá nhiều chứng chỉ, hạn chế phân cấp trong cấp phép, điều chỉnh các loại giấy phép con nhiều lần ngay cả khi không có thay đổi về nội dung, làm ảnh hưởng đến phạm vi hoạt động đã được cấp phép.

Có không ít điều kiện kinh doanh không cần thiết, không hợp lý đã gây cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giảm tính hấp dẫn của môi trường kinh doanh.

“Điều này đã tác động trực tiếp tới tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế. Sức khỏe doanh nghiệp phần nào bị bào mòn, niềm tin doanh nghiệp bị giảm sút do nhiều yếu tố, trong đó có môi trường kinh doanh”, bà Thảo nhìn nhận.

Một vài ví dụ về bất cập nổi cộm trong môi trường kinh doanh được TS. Nguyễn Thị Minh Thảo kể đến là các quy định về phòng cháy chữa cháy, giấy phép môi trường, quy định về chứng chỉ năng lực xây dựng, kinh doanh vận tải.

“Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp đang gặp bức xúc về thuế. Những văn bản kiến nghị về thuế gửi về Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương phải đến nửa gram giấy”, bà Thảo nêu thực trạng.

Thống kê về doanh nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2023 phần nào chứng minh thực tế trên. Tỷ lệ doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động/rút lui khỏi thị trường trong 6 tháng đầu năm 2023 cao hơn trung bình các năm, chiếm 60% tổng số doanh nghiệp. Vốn đăng ký của doanh nghiệp sụt giảm cũng kéo theo cơ hội việc làm của người lao động giảm theo.

Với bức tranh này, bà Thảo nhận xét, việc cải thiện môi trường kinh doanh cần được thúc đẩy hơn nữa.

Bộ KH&ĐT tổng rà soát điều kiện kinh doanh thuộc 15 lĩnh vực

Đồng ý với báo cáo của CIEM tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Trần Duy Đông cho biết, trong 2 năm qua, môi trường kinh doanh còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, trong đó rào cản về điều kiện kinh doanh đang có xu hướng mở rộng. Một số Bộ, ngành đã ban hành và thực thi các quy định về điều kiện kinh doanh với mức độ khắt khe và khó khăn hơn.

Ảnh: Phương Thảo

Ảnh: Phương Thảo

"Chính phủ luôn xác định cải cách môi trường kinh doanh là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, đặc biệt, trong bối cảnh nền kinh tế chịu tác động nặng nề bởi dịch bệnh và khủng hoảng từ những yếu tố bất định bên ngoài. Từ năm 2020 đến nay, Chính phủ đã có khoảng 40 văn bản chỉ đạo, trong đó nhấn mạnh tới cải cách ngành nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh”.

Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Duy Đông

Thứ trưởng Trần Duy Đông cho biết, Bộ KH&ĐT là cơ quan tham mưu cho Chính phủ về các chương trình này. Năm 2023, Chính phủ gộp nhiệm vụ cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia vào Nghị quyết số 01/NQ-CP, trong đó chú trọng 4 nhóm giải pháp trọng tâm.

Một là, cải cách danh mục ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh. Hai là, tiếp tục thúc đẩy cải cách quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu và triển khai hiệu quả Cổng thông tin một cửa quốc gia.

Thứ ba, chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp, đảm bảo không làm cản trở hoạt động bình thường của doanh nghiệp. Thứ tư, chú trọng các giải pháp nâng cao chất lượng các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp.

Tuy nhiên, cũng theo Thứ trưởng Trần Duy Đông, từ năm 2020, nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh chững lại, ít được Bộ/ngành, địa phương quan tâm, nhiều mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chưa đáp ứng yêu cầu như Chính phủ đã chỉ đạo và cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng.

“Tình trạng này nếu không sớm được khắc phục có thể làm xói mòn các kết quả cải cách giai đoạn trước”, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT nhấn mạnh.

Từ nhìn nhận những vướng mắc đó, Bộ KH&ĐT đang tiến hành tổng rà soát ngành nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh thuộc 15 lĩnh vực quản lý Nhà nước của các Bộ/ngành.

“Trên cơ sở nhận diện những bất cập về môi trường kinh doanh, ngành nghề và điều kiện kinh doanh, Bộ KH&ĐT sẽ kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các phương án và giải pháp tương ứng”, Thứ trưởng Trần Duy Đông cho biết.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Ảnh minh họa: PGBank đã có những phát triển vượt bậc sau khi cổ đông sáng lập là Petrolimex thoái vốn và sự tham gia của Tập đoàn Thành Công.

Những cổ đông ‘gần lớn’ ở PGBank

ĐHĐCĐ năm 2024 của PGBank có sự tham dự của 20 cổ đông, đại diện cho 97,424% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Xét theo tỷ lệ, đây là con số rất cao trên thị trường, thậm chí còn cao hơn các ngân hàng thương mại quốc doanh.