Trung Quốc đóng cửa trường học và nhiều dịch vụ do Covid-19

COVID-19 TRUNG QUỐC
13:08 - 21/11/2022
Thủ đô Bắc Kinh và thành phố Quảng Châu bắt áp dụng các biện pháp chống dịch nghiêm ngặt như giãn cách xã hội và đóng cửa trường học. Ảnh: Reuters
Thủ đô Bắc Kinh và thành phố Quảng Châu bắt áp dụng các biện pháp chống dịch nghiêm ngặt như giãn cách xã hội và đóng cửa trường học. Ảnh: Reuters
0:00 / 0:00
0:00
Do các ca nhiễm Covid-19 tăng mạnh trên khắp Trung Quốc, các chính quyền địa phương đang bắt đầu đưa ra nhiều biện pháp hạn chế dịch bệnh như đóng cửa các khu dân cư và trường học tại những khu vực ảnh hưởng nặng nề nhất.

Trung Quốc hiện trong giai đoạn cam go chiến đấu với đại dịch Covid-19 khi số ca nhiễm gia tăng kỷ lục trong khoảng thời gian gần đây. Tính tới 20/11, các thành phố lớn trên khắp cả nước từ Trịnh Châu tại trung tâm tỉnh Hà Nam tới thành phố Trùng Khánh ở phía tây nam đất nước ghi nhận tổng cộng 26.824 ca nhiễm mới. Con số này cũng tương đương với mức đỉnh của tháng 4 trước đó.

Theo Reuters, thị trường cổ phiếu châu Á và giá dầu ghi nhận mức giảm ngày 21/11 sau đó do các nhà đầu tư lo ngại về kinh tế do tình hình COVID ngày càng gia tăng ở Trung Quốc khi tâm lý e ngại rủi ro có lợi cho trái phiếu và đồng USD.

Trong số các thành phố trên toàn quốc, Quảng Châu ở phía nam Trung Quốc là một trong những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Để kiểm soát được sự lây lan của dịch bệnh tại thành phố gần 19 triệu dân này, chính quyền đã ra lệnh phong tỏa 5 ngày đối với quận Bạch Vân từ ngày 21/11 tới 25/11.

Đồng thời, nhiều dịch vụ ăn tối, câu lạc bộ đêm và nhà hát ở Thiên Hà – nơi đặt khu thương mại chính của thành phố - cũng đã bị đình chỉ.

Tại thủ đô Bắc Kinh, nơi số ca nhiễm mới ghi nhận ngày 20/11 là 962 người, tăng so với mức 621 ca trước đó, chính quyền thành phố cũng bắt đầu áp dụng các biện pháp hạn chế. Quận Triều Dương – nơi sinh sống của 3,5 triệu người – đã kêu gọi cư dân ở nguyên trong nhà. Trong khi đó, các trường học ở khu vực này và cả các khu vực khác như quận Hải Điến, Đông Thành và Tây Thành đều dừng việc giảng dạy trực tiếp và chuyển sang hình thức trực tuyến.

Nhân viên y tế tại quận Triều Dương, Bắc Kinh. Ảnh: Reuters

Nhân viên y tế tại quận Triều Dương, Bắc Kinh. Ảnh: Reuters

Làn sóng dịch mới nhất này đang thử thách quyết tâm của Trung Quốc trong việc tuân thủ theo chính sách zero-Covid nghiêm ngặt của mình. Tuy nhiên trong khoảng thời gian gần đây, chính phủ nước này đã áp dụng hướng tiếp cận linh hoạt hơn để tránh gây ra các ảnh hưởng tiêu cực không cần thiết lên nền kinh tế và đời sống người dân.

Nhằm hưởng ứng chính sách này, một số thành phố tại Trung Quốc đã bắt đầu cắt giảm các xét nghiệm Covid-19 cộng đồng, trong đó có thành phố phía bắc đất nước là Thạch Gia Trang. Việc này đã trở thành chủ đề nóng được thảo luận trên nhiều nền tảng khi nhiều người cho rằng thành phố này sẽ trở thành cơ sở thử nghiệm của các chính sách phòng dịch được nới lỏng hơn.

Một số thành phố của Trung Quốc đã bắt đầu cắt giảm hoạt động xét nghiệm COVID-19 trong cộng đồng vào tuần trước, bao gồm cả thành phố phía bắc Thạch Gia Trang, nơi đã trở thành chủ đề được đồn đoán sôi nổi rằng đây có thể là cơ sở thử nghiệm cho việc nới lỏng chính sách. Điều này làm dấy lên lo lắng trong một số cư dân địa phương.

Tuy nhiên tới cuối ngày 20/11, chính quyền Thạch Gia Trang tuyên bố sẽ hành xét nghiệm hàng loạt ở 6 trong số 8 quận của mình trong khoảng thời gian 5 ngày từ 21/11 tới 25/11. Trong bối cảnh số ca nhiễm mới hàng ngày tại địa phương đạt 641, chính quyền địa phương khuyến khích người dân mua sắm trực tuyến và ra lệnh cho một số trường học tạm dừng việc giảng dạy trực tiếp.

Trên thực tế, dù đã tồn tại nhiều dự đoán về việc Trung Quốc sẽ sớm mở cửa, nhiều nhà phân tích một sự thay đổi như thế này sẽ chỉ bắt đầu vào tháng 3 hoặc tháng 4 năm sau. Nguyên nhân là do việc mở cửa hoàn toàn sẽ đòi hỏi nỗ lực tăng cường tiêm vaccine trên diện rộng trong khi thay đổi thông điệp về dịch bệnh. Cho tới hiện tại, vẫn còn rất nhiều người dân Trung Quốc lo sợ về Covid-19 dù số ca nhiễm tại Trung Quốc ít hơn so với mức trung bình của thế giới khá nhiều.

Reuters trích dẫn nhận định của Oxford Economics ngày 21/11 rằng chính sách zero-Covid có khả năng sẽ chỉ được nới lỏng vào cuối năm 2023. Tổ chức này nhận định: "Từ góc độ dịch tễ học và chính trị, chúng tôi không nghĩ rằng đất nước đã sẵn sàng để mở cửa”.

Đọc tiếp