Xiaomi nhắm tới phân khúc điện thoại cao cấp để đấu Apple

CÔNG NGHỆ TRUNG QUỐC
10:27 - 12/02/2022
Cửa hàng của Xiaomi tại Thượng Hải, Trung Quốc. Ảnh: Reuters
Cửa hàng của Xiaomi tại Thượng Hải, Trung Quốc. Ảnh: Reuters
0:00 / 0:00
0:00
Xiaomi sẽ tập trung vào phân khúc điện thoại cao cấp nhằm tăng sức cạnh tranh với Apple trên thị trường toàn cầu, trong bối cảnh các tập đoàn Trung Quốc đang gấp rút lấp đầy khoảng trống Huawei để lại.

Nhà sáng lập Xiao Mi là ông Lei Jun nhấn mạnh vào mục tiêu chiến lược của tập đoàn hiện nay là phát triển thành nhà cung cấp điện thoại thông minh lớn nhất thế giới. Đồng thời, ông cũng nhắc tới một mục tiêu chiến lược khác là trở thành một thương hiệu cao cấp.

Ông cho biết: “Chúng tôi đặt mục tiêu hoàn toàn sánh ngang với Apple về mặt sản phẩm và trải nghiệm, đồng thời trở thành thương hiệu cao cấp lớn nhất Trung Quốc trong 3 năm tới”.

Đầu tuần này, ban lãnh đạo tập đoàn Xiaomi có trụ sở tại Bắc Kinh cũng có cuộc họp chiến lược đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Các nhà lãnh đạo này đã mô tả sự cạnh tranh trong lĩnh vực điện thoại thông minh phân khúc cao cấp là “cuộc chiến sinh tử” mà tập đoàn phải vượt qua để có thể tiếp tục phát triển. Nhằm đạt tới tham vọng này, Xiaomi cũng đưa ra cam kết đầu tư một khoản tiền trị giá 15,71 tỷ USD vào công tác nghiên cứu và phát triển trong 5 năm tới.

Theo nhận định của Will Wong, giám đốc nghiên cứu của IDC Châu Á tại Singapore, tập trung vào trải nghiệm của người tiêu dùng là cách đúng đắn để Xiaomi đạt được mục tiêu đó. Tuy nhiên, Xiaomi sẽ phải thực hiện tham vọng của mình không chỉ thông qua sản phẩm mà sẽ còn thông qua các kênh cả trực tuyến lẫn ngoại tuyến.

Vào tháng 11 năm ngoái, Xiaomi đã công bố một chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng bán lẻ đầy tham vọng. Với kế hoạch này, tập đoàn dự định sẽ thiết lập 20.000 cửa hàng bán lẻ mới trong 3 năm tới trên khắp các vùng nông thôn của Trung Quốc, khu vực chiếm 70% thị trường điện thoại thông minh nội địa. Con số này sẽ bổ sung thêm vào mạng lưới hơn 10.000 cửa hàng mà tập đoàn đang sở hữu trên khắp đất nước hiện tại.

Trong quý II năm ngoái, Xiaomi cũng đã trở thành nhà cung cấp điện thoại thông minh lớn thứ 2 thế giới lần đầu tiên. Tập đoàn Trung Quốc đã có thể xếp trước Apple và chỉ sau Samsung, theo dữ liệu từ Canalys. 17% thị phần toàn cầu của Xiaomi trong quý đó đã được thúc đẩy bởi sự gia tăng các lô hàng tới các thị trường Nam Mỹ, Châu Phi và Tây Âu.

Tiếp tới trong quý III cùng năm, nhiệm vụ dẫn đầu thị trường của Xiaomi gặp phải trở ngại khi doanh số bán hàng tăng trưởng chậm lại do sự thiếu hụt linh kiện bán dẫn. Ngoài ra, nhu cầu thiết bị cầm tay yếu tại thị trường mang tính cạnh tranh cao là Trung Quốc cũng đã ảnh hưởng tới hãng.

Chủ tịch Wang Xiang của công ty nhận định trong một cuộc họp tháng 11 rằng đối với Xiaomi, các vấn đề liên quan tới nguồn cung nghiêm trọng hơn các vấn đề liên quan tới nhu cầu suy giảm tại Trung Quốc. Chính vì sự không ổn định trong nguồn cung linh kiện, Xiaomi đã gặp phải nhiều khó khăn trong việc lập kế hoạch sản xuất.

Ngoài sự gián đoạn chuỗi cung ứng, Xiaomi còn phải đối mặt với thách thức lớn nhằm thu hút người tiêu dùng hơn trong bối cảnh các nhà cung cấp khác của Trung Quốc cũng đang nhắm tới các sản phẩm trong cùng phân khúc.

Sự cạnh tranh giữa Xiaomi và các nhà cung cấp thiết bị cầm tay lớn khác của Trung Quốc đã trở nên gay gắt hơn sau khoảng trống mà Huawei để lại. Là nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới và từng là nhà cung cấp điện thoại thông minh lớn nhất Trung Quốc, Huawei đã gặp nhiều khó khăn với các hoạt động kinh doanh của mình do các lệnh trừng phạt thương mại từ phía Mỹ.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi. Ảnh: Getty Images

CEO TikTok: 'Chúng tôi sẽ không đi đâu cả'

Ngày 24/4, Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi khẳng định công ty sẽ chiến thắng được thách thức pháp lý và ngăn chặn dự luật cấm ứng dụng video ngắn phổ biến này tại thị trường Mỹ - nơi TikTok đang sở hữu hơn 170 triệu người dùng.
Những người sáng tạo nội dung TikTok tập trung tại Đồi Capitol, ngày 12/3. Ảnh: Yahoo News

Mỹ tiến gần hơn tới lệnh cấm Tiktok

Thượng viện Mỹ ngày 23/4 (giờ địa phương) đã thông qua dự luật yêu cầu ứng dụng truyền thông mạng xã hội Tiktok phải thoái vốn khỏi công ty mẹ ByteDance ở Trung Quốc, hoặc sẽ bị cấm ở thị trường Mỹ.