Chưa đầy 3 tháng, Google tiếp tục bị điều tra gian lận trong quảng cáo

google ảnh
11:51 - 27/05/2022
Chưa đầy 3 tháng, Google tiếp tục bị điều tra gian lận trong quảng cáo
0:00 / 0:00
0:00
Ngày 26/5, Cơ quan Quản lý cạnh tranh và thị trường Anh (CMA) thông báo đã bắt đầu vòng điều tra tiếp theo đối với hoạt động quảng cáo của Google, trên cơ sở cáo buộc hãng công nghệ này có hành động thao túng thị trường quảng cáo trực tuyến để tư lợi.

Theo Reuters, CMA cho biết họ đang tìm hiểu ba phần chính của chuỗi quảng cáo công nghệ, các dịch vụ trung gian trong quảng cáo công nghệ, trong đó Google sở hữu nhà cung cấp lớn nhất trong chuỗi này.

Giám đốc điều hành của CMA, ông Andrea Coscelli lo ngại rằng Google đang lợi dụng vị trí trong lĩnh vực quảng cáo công nghệ để đẩy mạnh dịch vụ của mình, gây bất lợi cho đối thủ cạnh tranh, khách hàng và người tiêu dùng.

Trước đó, tháng 3 năm nay, CMA đã tiến hành điều tra thỏa thuận "Jedi Blue" giữa Google và Meta, công ty chủ quản của Facebook, có bí mật cùng nhau giành giật thị trường quảng cáo trực tuyến bằng cách đưa ra các rào cản không công bằng cản trở đối thủ hay không.

Doanh thu quảng cáo đã chuyển dịch từ doanh nghiệp truyền thống như báo chí sang túi của Google và Facebook hai thập kỷ qua. CMA nhấn mạnh xu hướng này và cảnh báo nếu Google bóp méo thị trường quảng cáo trực tuyến, hãng có thể đã làm sụt giảm chất lượng báo chí địa phương và tăng chi phí quảng cáo của doanh nghiệp.

Đại diện của Google cho biết công ty sẽ tiếp tục phối hợp với CMA, trả lời các câu hỏi từ cơ quan này đồng thời cũng chia sẻ chi tiết về cách hệ thống của công ty vận hành.

Năm 2021, Anh đã ban hành một cơ chế cạnh tranh mới để hạn chế các công ty Google và Facebook gây sức ép đối với các công ty nhỏ hơn và gây bất lợi cho người dùng.

Theo đó, đơn vị quản lý thị trường kỹ thuật số thuộc CMA được thiết lập với quyền hạn đình chỉ, chặn và đảo ngược các quyết định của các công ty công nghệ, cũng như được phép áp dụng phạt tiền với các hành vi vi phạm.

Hiện chính phủ các nước trên thế giới đang thắt chặt quản lý đối với các "gã khổng lồ" công nghệ - vốn trở nên quyền lực hơn trong bối cảnh dịch COVID-19 khi hoạt động trực tuyến trên toàn cầu gia tăng. Các cuộc điều tra nhằm vào các công ty công nghệ lớn cũng được thực hiện tại Mỹ và Liên minh châu Âu (EU).

Các công ty được yêu cầu phải minh bạch hơn về cách sử dụng dữ liệu người dùng và điều chỉnh các cách thức quảng cáo, phù hợp với những thay đổi trong các yêu cầu về thu thập và sử dụng dữ liệu.

Trong vài năm qua, Google đã phải chịu nhiều khoản tiền phạt và lùm xùm khác nhau liên quan đến hoạt động kinh doanh. Cụ thể vào năm 2017, Google bị EU phạt 2,4 tỷ euro vì ưu tiên dịch vụ mua sắm của mình hơn các đối thủ trong kết quả tìm kiếm, năm 2019 bị phạt 1,5 tỷ euro từ Liên minh châu Âu vì hành vi chống cạnh tranh trong quảng cáo (hiện công ty đang kháng nghị).

Tin liên quan

Đọc tiếp

Nữ phát ngôn viên AI của Bộ Ngoại giao Ukraine Victoria Shi. Ảnh: Theo Bộ Ngoại giao Ukraine.

Bộ Ngoại giao Ukraine giới thiệu phát ngôn viên AI

Nữ phát ngôn viên tên Victoria Shi được tạo ra từ trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay mặt Bộ Ngoại giao Ukraine đưa ra các tuyên bố chính thức. Những tuyên bố do Victoria Shi đọc sẽ không phải do AI tạo ra mà được viết và xác minh bởi người thật.
Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi. Ảnh: Getty Images

CEO TikTok: 'Chúng tôi sẽ không đi đâu cả'

Ngày 24/4, Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi khẳng định công ty sẽ chiến thắng được thách thức pháp lý và ngăn chặn dự luật cấm ứng dụng video ngắn phổ biến này tại thị trường Mỹ - nơi TikTok đang sở hữu hơn 170 triệu người dùng.
Những người sáng tạo nội dung TikTok tập trung tại Đồi Capitol, ngày 12/3. Ảnh: Yahoo News

Mỹ tiến gần hơn tới lệnh cấm Tiktok

Thượng viện Mỹ ngày 23/4 (giờ địa phương) đã thông qua dự luật yêu cầu ứng dụng truyền thông mạng xã hội Tiktok phải thoái vốn khỏi công ty mẹ ByteDance ở Trung Quốc, hoặc sẽ bị cấm ở thị trường Mỹ.