Công suất điện gió Việt Nam trong nhóm dẫn đầu thế giới

ĐIỆN GIÓ Việt nAM
20:02 - 05/04/2022
Tua bin gió ở tỉnh Bạc Liêu, Việt Nam. Hành tinh này đã bổ sung thêm 21,1 GW điện gió ngoài khơi vào năm ngoái, con số cao nhất từ ​​trước đến nay và gấp ba lần con số năm 2020. Ảnh: Reuters
Tua bin gió ở tỉnh Bạc Liêu, Việt Nam. Hành tinh này đã bổ sung thêm 21,1 GW điện gió ngoài khơi vào năm ngoái, con số cao nhất từ ​​trước đến nay và gấp ba lần con số năm 2020. Ảnh: Reuters
0:00 / 0:00
0:00
Một nghiên cứu mới đây cho thấy, Việt Nam và Australia được xếp trong hàng ngũ các quốc gia có nhiều trang trại điện gió mới nhất trong năm 2021. Trong khi đó, các công ty điện lực Trung Quốc và Ấn Độ tiếp tục đạt kỷ lục về tăng công suất vốn đầu tư điện gió.

Nikkei Asia đưa tin, trong năm 2021, ngành điện năng thế giới đã bổ sung thêm 21,1 GW điện gió ngoài khơi. Đây là mức công suất cao nhất từ ​​trước đến nay và tăng gấp ba lần so với năm 2020. Đồng thời, năng lực điện gió trên bờ của toàn cầu đạt 72,5 GW. Tuy nhiên, theo khuyến nghị của Hội đồng Năng lượng gió toàn cầu (GWEC), những con số này phải tăng gấp bốn lần trong thập kỷ tới để chống lại biến đổi khí hậu.

Báo cáo hàng năm của cơ quan vận động hành lang của GWEC cho biết, khu vực châu Á chiếm 59% các cơ sở lắp đặt điện gió mới vào năm 2021. Đây cũng là năm tổ chức hội nghị thượng đỉnh COP26, với hàng loạt cam kết của các quốc gia trong việc đạt mục tiêu đưa mức phát thải khí nhà kính ròng bằng 0 vào năm 2050.

Công suất điện gió trên bờ và ngoài khơi trong năm 2021 của Việt Nam xếp hạng 3 và 4. Nguồn: Hội đồng Năng lượng gió toàn cầu

Công suất điện gió trên bờ và ngoài khơi trong năm 2021 của Việt Nam xếp hạng 3 và 4. Nguồn: Hội đồng Năng lượng gió toàn cầu

Trung Quốc và Mỹ, hai quốc gia có các công ty điện lực gấp rút xây dựng các tuabin gió, vẫn là thị trường lớn nhất cả về số lượng và công suất điện. Tuy nhiên, Việt Nam – “người chơi nhỏ hơn” đã leo lên nấc thang vào năm 2021 và xếp ở vị trí thứ 3 về lắp đặt điện gió ngoài khơi và thứ 4 về lắp đặt trên bờ. Trong khi một năm trước đó, Việt Nam từng không thể lọt vào top 10 quốc gia đầu tư lắp đặt điện gió lớn nhất thế giới.

Cũng theo báo cáo, năm 2021 cũng chứng kiến sự sụt giảm lớn về năng lực điện gió trên bờ của những quốc gia khác trong khu vực, bao gồm Australia, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo phàn nàn của nhiều doanh nghiệp điện gió trên thế giới, tình hình căng thẳng địa – chính trị tại Ukraine và mức lạm phát hiện nay đã đẩy chi phí nguyên vật liệu và vận chuyển của họ lên cao ngất ngưởng. Những “cơn gió ngược” này đang đe dọa đến quá trình xây mới các trang trại điện gió và có thể ảnh hưởng đến mục tiêu chuyển đổi năng lượng sạch trên toàn cầu.

Tình hình bất ổn địa chính trị và lạm phát gia tăng đang là trở ngại của các công ty phát triển năng lượng sạch trên thế giới. Ảnh: Reuters

Tình hình bất ổn địa chính trị và lạm phát gia tăng đang là trở ngại của các công ty phát triển năng lượng sạch trên thế giới. Ảnh: Reuters

"Chúng ta đang có ​​một chính sách năng lượng khổng lồ. Tuy nhiên, thị trường lại đang thất bại trong việc cung cấp các tín hiệu đầu tư cần thiết cho quá trình chuyển đổi năng lượng", Giám đốc điều hành của GWEC, Ben Backwell, viết trong lời mở đầu của báo cáo.

"Các công ty nhiên liệu hóa thạch, bao gồm cả các nhà sản xuất than, đang chứng kiến ​​lợi nhuận kỷ lục - do người tiêu dùng trả, trong khi các công ty năng lượng tái tạo phải vật lộn để hòa vốn hoặc đầu tư vào công suất mới. Tất cả những điều này tạo nên sự đối nghịch đối với cam kết quốc tế tại COP26”, ông nhận định.

Hội đồng GWEC cũng lập luận rằng, năng lượng sạch nên được ưu tiên trong các lĩnh vực như đất đai, kết nối lưới điện và hợp đồng nhà nước, vì nó cần một hệ thống định giá phản ánh "chi phí kinh tế xã hội và môi trường”.

Theo cơ quan hành lang của GWEC, trong những năm qua, ngành điện gió thế giới đã tạo ra 837 GW, đứng đầu là khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Điều này đã góp phần giúp thế giới tạo thêm 1,2 tỷ tấn carbon dioxide hàng năm, tương đương với lượng khí thải carbon hàng năm của Nam Mỹ. Con số này dự kiến sẽ tăng 6,6% hàng năm trong 5 năm tiếp theo. Trung Quốc, quốc gia đang thống trị mảng điện gió, sẽ chỉ mất vài năm để đạt được năng lực khai thác ngoài khơi, trong khi châu Âu sẽ phải mất ba thập kỷ để phấn đấu.

Tin liên quan

Đọc tiếp