Dầu thô duy trì đà tăng vào cuối tuần

DẦU THÔ THẾ GIỚI
09:14 - 09/04/2022
Dầu thô duy trì đà tăng vào cuối tuần. Nguồn: The Globe and Mail.
Dầu thô duy trì đà tăng vào cuối tuần. Nguồn: The Globe and Mail.
0:00 / 0:00
0:00
Trên thị trường thế giới, giá dầu thô tiếp đà tăng trong phiên giao dịch sáng nay, nhưng tính chung đã ghi nhận tuần thứ 2 liên tiếp giảm giá sau khi các nước thành viên IEA tuyên bố kế hoạch giải phóng dầu từ kho dự trữ chiến lược.

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 9/4/2022, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchange, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 6/2022 đứng ở mức 97,45 USD/thùng, tăng 1,94 USD/thùng trong phiên.

Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 6/2022 đứng ở mức 102,49 USD/thùng, tăng 1,91 USD/thùng trong phiên.

Giá dầu thô duy trì đà tăng trong phiên giao dịch ngày 9/4, nhưng vẫn ghi nhận tuần giảm thứ hai liên tiếp, sau khi các quốc gia thành viên của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) tuyên bố kế hoạch giải phóng dầu từ kho dự trữ chiến lược.

Tính chung tuần qua, giá dầu Brent đã giảm 1,5%, còn giá dầu WTI giảm 1%. Trong nhiều tuần qua, giá dầu Brent đã ở mức biến động nhất kể từ tháng 6/2020.

Ông John Kilduff, một đối tác tại Again Capital LLC, cho biết giao dịch biến động cả ngày rồi tăng vọt ngay trước khi chốt phiên, do các nhà giao dịch mua các vị thế bán khống trước cuối tuần.

Theo kế hoạch, các quốc gia thành viên của IEA sẽ giải phóng 60 triệu thùng trong 6 tháng tới, với Mỹ sẽ xuất kho số lượng tương đương như một phần của kế hoạch giải phóng 180 triệu thùng dầu được công bố vào tháng trước.

Ông Phil Flynn, nhà phân tích tại Price Futures Group cho rằng, vẫn còn một số lo ngại việc hạ giá bằng một cách giả tạo sẽ chỉ làm tăng nhu cầu và điều đó sẽ đốt cháy nguồn cung bổ sung khá nhanh.

Các nhà phân tích của ANZ Research nhận định thông báo này cũng có thể ngăn cản các nhà sản xuất, gồm Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nhà sản xuất đá phiến của Mỹ, đẩy nhanh việc tăng sản lượng ngay cả khi giá dầu dao động quanh mức 100 USD/thùng.

Hãng thông tấn nhà nước Iraq dẫn lời Bộ Dầu mỏ nước này cho biết cam kết của nhóm các nhà xuất khẩu dầu mỏ OPEC+ về mục tiêu sản lượng đã góp phần hấp thụ nguồn cung dư thừa trên thị trường.

Nhà phân tích Stephen Brennock của PVM cho biết vẫn còn nghi ngờ về việc liệu nguồn cung từ các đợt giải phóng kho dự trữ khẩn cấp có giải quyết được tình trạng thiếu hụt dầu thô từ Nga hay không.

JPMorgan kỳ vọng việc giải phóng kho dự trữ sẽ đi một chặng đường dài trong ngắn hạn để bù đắp cho sự thiếu hụt 1 triệu thùng dầu mỗi ngày của Nga, theo Reuters.

Ở một diễn biến khác, giá dầu ngày 9/4 tăng trong bối cảnh lo ngại tình trạng thắt chặt nguồn cung gia tăng sau khi EU áp đặt lệnh “cấm vận hoàn toàn” với năng lượng Nga. Mặc dù lệnh trừng phạt này không có tính pháp lý nhưng cùng với các lệnh trừng phạt đang được áp đặt, nó được dự báo sẽ khiến hoạt động xuất khẩu dầu thô của Nga khó khăn hơn.

Mới đây, Thượng viện Mỹ đã bỏ phiếu tán thành cấm nhập khẩu các sản phẩm năng lượng từ Nga và ngừng quy chế tối huệ quốc, qua đó mở đường cho việc tăng thuế với các mặt hàng khác nhập khẩu từ Nga. Nhật Bản cũng đã tuyên bố cấm nhập khẩu than của Nga.

Tuy nhiên, đà tăng của giá dầu ngày hôm nay cũng bị hạn chế bởi đồng USD mạnh hơn.

Tại thị trường trong nước, giá xăng dầu hôm nay được niêm yết phổ biến trên thị trường như sau:


Tin liên quan

Đọc tiếp