Gazprom cảnh báo hậu quả nếu phương Tây giới hạn giá khí đốt Nga

Gazprom NGA
07:39 - 17/10/2022
Gazprom cảnh báo cắt nguồn cung khí đốt nếu bị áp giá trần. Ảnh: Reuters
Gazprom cảnh báo cắt nguồn cung khí đốt nếu bị áp giá trần. Ảnh: Reuters
0:00 / 0:00
0:00
Giám đốc điều hành tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga Alexei Miller cảnh báo, kế hoạch áp giá trần đối với khí đốt xuất khẩu của Nga đang được các lãnh đạo phương Tây thảo luận, sẽ khiến nguồn cung bị gián đoạn.

"Chúng tôi dựa vào các hợp đồng đã được ký kết. Tất nhiên, một quyết định đơn phương như vậy chính là vi phạm các điều khoản trong hợp đồng hiện hành, điều này sẽ dẫn đến việc ngừng nguồn cung", ông Miller cho biết hôm 16/10 trong một cuộc phỏng vấn với Russia 1 TV.

Ông Alexei Miller, Giám đốc điều hành tập đoàn năng lượng Gazprom. Ảnh: Reuters

Ông Alexei Miller, Giám đốc điều hành tập đoàn năng lượng Gazprom. Ảnh: Reuters

Bình luận của lãnh đạo Gazprom đã lặp lại cảnh báo tương tự hồi tháng 9 của Tổng thống Nga Vladimir Putin rằng Moscow sẽ cắt nguồn cung năng lượng nếu bị áp giới hạn giá.

Cùng ngày, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cũng cảnh báo người dân ở các quốc gia có kế hoạch tham gia giới hạn giá khí đốt của Nga sẽ phải trả giá cho quyết định của các nhà lãnh đạo của họ.

"Nhiều quốc gia đang phải đối mặt với hậu quả của những quyết định vội vàng của họ. Và những quốc gia ủng hộ giới hạn giá sẽ nhận lấy cái giá và công dân của họ mới là những người sẽ phải trả", ông Peskov nhấn mạnh, theo TASS.

Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đã khiến các khách hàng trong Liên minh châu Âu (EU) giảm mua năng lượng của Moscow, trong khi Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) và EU đang tìm cách áp giá trần đối với dầu và khí đốt của Nga.

Vào ngày 25/9, một nhóm 15 quốc gia (Bỉ, Bulgaria, Croatia, Pháp, Hy Lạp, Italy, Latvia, Lithuania, Malta, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Romania, Slovakia, Slovenia và Tây Ban Nha) đã kêu gọi Ủy ban Châu Âu (EC) đưa ra mức trần giá đối với tất cả các mặt hàng khí đốt nhập khẩu vào khối để kiểm soát áp lực lạm phát.

"Chúng tôi ghi nhận những nỗ lực của EC và các biện pháp mà EC đã đưa ra để đối mặt với cuộc khủng hoảng. Nhưng chúng tôi vẫn chưa giải quyết được vấn đề nghiêm trọng nhất: giá bán buôn khí đốt tự nhiên", nhóm nước trên kiến nghị.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen. Ảnh: Reuters

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen. Ảnh: Reuters

Tuy nhiên, Đức, Đan Mạch và Hà Lan đã phản đối sáng kiến ​​này, cho rằng nó sẽ gây tổn hại cho các nỗ lực kiềm chế cuộc khủng hoảng năng lượng của châu Âu, cũng như làm suy yếu khả năng tìm kiếm nguồn cung khí đốt cho mùa đông. Trong khi đó, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen nhấn mạnh rằng cần thiết phải giới hạn giá chỉ đối với khí đốt của Nga.

Đầu tháng này, các nhà lãnh đạo EU đã đạt được thỏa thuận áp đặt thêm một gói trừng phạt thứ 8 đối với Nga, trong đó gồm lệnh cấm vận chuyển hàng hải đối với dầu của Nga cho các nước bên thứ ba trừ khi giá bán thấp hơn hoặc ở một mức giá nhất định. Các biện pháp này sẽ có hiệu lực từ ngày 5/12/2022 đối với dầu thô và ngày 5/2/2023 đối với các sản phẩm dầu mỏ tinh chế.

Tin liên quan

Đọc tiếp