Gói trừng phạt thứ 6 của EU lên Nga đang bế tắc

NĂNG LƯỢNG CHÂU ÂU
09:08 - 19/05/2022
EU đang gặp bế tắc với lệnh cấm vận dầu mỏ Nga do sự phụ thuộc vào nước này. Ảnh: Getty Images
EU đang gặp bế tắc với lệnh cấm vận dầu mỏ Nga do sự phụ thuộc vào nước này. Ảnh: Getty Images
0:00 / 0:00
0:00
Ủy viên châu Âu về kinh tế Paolo Gentiloni hôm qua chia sẻ với truyền thông rằng gói trừng phạt mở rộng thứ 6, trong đó bao gồm lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ lên Nga của EU đã bị chặn lại và không thể thông qua.

Ông Paolo Gentiloni phát biểu với kênh truyền hình Rai News 24 cho biết, 5 gói trừng phạt trước đều được các thành viên trong khối thông qua rất nhanh chóng. Tuy nhiên tới gói thứ 6 bao gồm một lệnh cấm lên lĩnh vực năng lượng, nó đã liên tục gặp phải sự trì hoãn do nhiều lý do, trong đó có sự phản đối mạnh mẽ tới từ các nước phụ thuộc vào Nga với lý do sẽ khiến nền kinh tế toàn châu Âu gặp khủng hoảng.

Khi giải thích cho việc này, ông nhấn mạnh rằng chính phủ Hungary trên thực tế không phản đối lệnh cấm vận năng lượng mà chỉ nêu lên những khó khăn của quốc gia mình về mặt vị trí địa lý và cả mô hình cung cấp năng lượng. Do đó, ông rất lạc quan rằng EU có thể sớm đạt được sự đồng thuận.

Một dự thảo về gói trừng phạt mở rộng thứ 6 lên nền kinh tế Nga trong các lĩnh vực từ vận tải, tài chính tới năng lượng đã được EU thông qua, tuy nhiên các đại diện thường trực của khối vẫn chưa thể đi tới một thỏa thuận chung. Lĩnh vực năng lượng tiếp tục chứng tỏ bản thân là một câu hỏi hóc búa với châu Âu vốn phụ thuộc nhiều vào nguồn năng lượng từ Nga.

Nếu theo dự thảo, Ủy ban châu Âu đề xuất lệnh cấm nhập khẩu dầu thô từ Nga trong 6 tháng với tất cả các thành viên và tiến tới cấm hoàn toàn các sản phẩm từ dầu vào năm 2023. Tuy nhiên, do sự phản đối từ Hungary và Slovakia, khối đã đề xuất cho phép 2 nước này tiếp tục mua dầu Nga tới cuối năm 2024. Theo nhiều nguồn tin của RT, Ủy ban châu Âu đã phải giảm nhẹ một số đề xuất của mình về thời gian và các ngoại lệ có thể xảy ra đối với lệnh cấm vận dầu mỏ.

Ngoài Thổ Nhĩ Kỳ kiên quyết không nhượng bộ, Croatia cũng đang có những động thái phản đối Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO. Ảnh: Reuters

Ngoài Thổ Nhĩ Kỳ kiên quyết không nhượng bộ, Croatia cũng đang có những động thái phản đối Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO. Ảnh: Reuters

Ở một diễn biến khác, tuy Thụy Điển và Phần Lan đã nộp đơn xin gia nhập NATO, con đường trở thành một phần của khối quân sự lớn nhất thế giới của 2 nước đang dần trở nên gian nan hơn. Ngoài Thổ Nhĩ Kỳ kiên quyết phản đối, một nước khác là Croatia cũng đang có những động thái tương tự.

Tổng thống Croatia Zoran Milanovic hôm 18/5 cho biết đang có kế hoạch chỉ thị đại diện thường trực của nước này tại NATO Mario Nobilo ngăn chặn việc Phần Lan và Thụy Điển gia nhập. Theo ông Milanovic, Thổ Nhĩ Kỳ đã chỉ ra một cách “đấu tranh vì lợi ích quốc gia” cho Croatia khi phản đối Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO.

Stockholm và Helsinki đã chính thức phá vỡ lịch sử trung lập của mình ngày 15/5 khi nộp đơn xin gia nhập NATO với lý do bảo vệ an ninh quốc gia trong bối cảnh căng thẳng giữa Nga và Ukraine chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Tuy nhiên, việc chấp nhận các nước mới vào khối cần có sự nhất trí cao của tất cả các thành viên. Hồi đầu tuần này, 2 nước Thụy Điển và Phần Lan cũng đã gửi phái đoàn đàm phán tới Thổ Nhĩ Kỳ về vấn đề gia nhập NATO.

Tin liên quan

Đọc tiếp