LHQ kêu gọi phi quân sự xung quanh nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia

chiến sự Nga – Ukraine
12:19 - 12/08/2022
Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia trở thành một điểm nóng giao tranh trong cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine. Ảnh: Reuters
Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia trở thành một điểm nóng giao tranh trong cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine. Ảnh: Reuters
0:00 / 0:00
0:00
Trong thông cáo ngày 11/8, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc (LHQ) Antonio Guterres bày tỏ quan ngại về tình hình tại nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia ở miền Nam Ukraine. Ông kêu gọi các bên chấm dứt các hành động quân sự do lo ngại thảm họa hạt nhân có thể xảy ra.

"Tôi kêu gọi các bên rút binh sĩ và thiết bị khỏi nhà máy điện hạt nhân, đồng thời kiềm chế việc triển khai thêm lực lượng hoặc thiết bị tới địa điểm này. Cơ sở này không thể được sử dụng như một phần của bất kỳ chiến dịch quân sự nào. Thay vào đó, cần có thỏa thuận khẩn cấp ở mức độ kỹ thuật về chu vi phi quân sự hóa nhằm đảm bảo an toàn cho khu vực", ông Antonio Guterres tuyên bố, theo Reuters.

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres đề nghị thiết lập khu phi quân sự xung quanh nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia do lo ngại thảm họa xảy ra. Ảnh: Reuters

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres đề nghị thiết lập khu phi quân sự xung quanh nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia do lo ngại thảm họa xảy ra. Ảnh: Reuters

Lời kêu gọi của ông Guterres được phát ra trước khi cuộc họp khẩn Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc được tiến hành theo đề nghị của Nga, nhằm giải quyết sự lo ngại về tình hình nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia trong bối cảnh khu vực xung quanh đó bị pháo kích dữ dội trong vài tuần qua.

Đại diện thường trực của Nga tại Liên Hợp Quốc ông Vasily Nebenzya khai mạc cuộc họp khẩn, nhấn mạnh rằng “thế giới đang bị đẩy tới bờ vực thảm họa hạt nhân ở quy mô không khác gì thảm họa Chernobyl năm 1986” trong đó “quy mô thảm họa tại nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia thậm chí còn khó tưởng tượng hơn”.

Đại diện thường trực của Nga tại Liên Hợp Quốc Vasily Nebenzya. Ảnh: Reuters

Đại diện thường trực của Nga tại Liên Hợp Quốc Vasily Nebenzya. Ảnh: Reuters

Giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) Rafael Grossi cũng cảnh báo tình hình ở khu vực nhà máy Zaporizhzhia rất đáng quan ngại. Ông này cam kết rằng các chuyên gia IAEA sẵn sàng tới khu vực này sớm nhất có thể để xem xét tình hình, đồng thời kêu gọi dừng các hành động quân sự xung quanh nhà máy.

Ông cho biết: "IAEA đã sẵn sàng thực hiện một sứ mệnh như vậy kể từ tháng 6 khi chúng tôi sẵn sàng lên đường. Nhưng thật không may, do các yếu tố chính trị và những cân nhắc khác, nên điều đó đã không thể thực hiện được".

Người phát ngôn Liên Hợp Quốc Stephane Dujarric cho biết, Liên hợp quốc cam kết sẽ làm mọi việc có thể để đưa các chuyên gia của IAEA đến nhà máy Zaporizhzhia. Đại diện của Mỹ cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với lời kêu gọi của Liên hợp quốc về việc thiết lập khu phi quân sự hóa xung quanh nhà máy này.

Khu vực nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia gần đây trở thành một điểm nóng giao tranh mới trong cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine.

Lực lượng hai bên đổ lỗi cho nhau về việc nhiều lần thực hiện các vụ tấn công nhằm vào khu vực nhà máy, bất chấp việc Liên Hợp Quốc và các cơ quan liên quan cảnh báo rủi ro thảm họa hạt nhân có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Một quân nhân Nga đứng gác bên ngoài nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia của Ukraine, ngày 4/8. Ảnh: Reuters

Một quân nhân Nga đứng gác bên ngoài nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia của Ukraine, ngày 4/8. Ảnh: Reuters

Phía Ukraine tuyên bố Moscow phải chịu trách nhiệm cho các vụ tấn công gây đe dọa thảm họa hạt nhân tại nhà máy Zaporizhzhia. Trong khi đó, Nga cho biết Zaporizhzhia vốn đã được lực lượng nước này giành quyền kiểm soát từ hồi tháng 3 - giai đoạn đầu chiến dịch quân sự đặc biệt. Moscow không có lý do gì để tự nhắm mục tiêu vào chính khu vực quân sự của mình.

Trong diễn biến liên quan, công ty năng lượng hạt nhân quốc gia Energoatom ngày 11/8 cho Reuters biết, nhà máy Zaporizhzhia đã bị lực lượng Nga tấn công 5 lần trong ngày, bao gồm cả khu vực gần các vật liệu phóng xạ được lưu trữ, làm hỏng một số cảm biến bức xạ. Còn hãng TASS đưa tin, ông Vladimir Rogov, quan chức chính quyền khu vực do Nga bổ nhiệm, nói rằng Ukraine đã nã pháo vào nhà máy này 2 lần, làm gián đoạn quá trình chuyển đổi kỹ thuật.

Tin liên quan

Đọc tiếp