Nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức khi tham gia Hiệp định EVFTA

asean EVFTA
09:27 - 04/10/2021
Nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức khi tham gia Hiệp định EVFTA
0:00 / 0:00
0:00

Việc tham gia Hiệp định EVFTA đã mở ra cơ hội lớn cho nền kinh tế Việt Nam. Tuy chúng ta đã đạt được những mục tiêu nhất định, song vẫn còn một số khó khăn cần được giải quyết.

Nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức khi tham gia Hiệp định EVFTA ảnh 1

Ảnh minh hoạ : internet

Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EVFTA) là một FTA thế hệ mới giữa Việt Nam và các nước thành viên EU. Bắt đầu đàm phán từ tháng 06/2012; kết thúc đàm phán tháng 12/2015; Hiệp định Thương mại (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (EVIPA) được thông qua vào tháng 06/2020.

Hiệp định gồm 17 Chương, 2 Nghị định thư và một số biên bản ghi nhớ kèm theo với các nội dung chính là: Thương mại hàng hóa (gồm các quy định chung và cam kết mở cửa thị trường), quy tắc xuất xứ, hải quan và thuận lợi hóa thương mại, các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm (SPS), các rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT), thương mại dịch vụ (gồm các quy định chung và cam kết mở cửa thị trường), đầu tư, phòng vệ thương mại, cạnh tranh, doanh nghiệp nhà nước, mua sắm của Chính phủ, sở hữu trí tuệ, thương mại và Phát triển bền vững, hợp tác và xây dựng năng lực, các vấn đề pháp lý - thể chế.

Hiệp định EVFTA có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, thương mại Việt Nam. Sau một năm thực hiện Hiệp định, nước ta đạt được một số thành tựu, nhưng cũng có những tồn tại, khó khăn cần được giải quyết.

Cơ hội rộng mở từ EVFTA

EVFTA cho phép Việt Nam kết nối trực tiếp, cơ hội mở rộng các mặt hàng nông sản, thuỷ sản, dệt may, giày da... với 27 nền kinh tế thành viên của khu vực kinh tế đứng tốp đầu thế giới. Thị trường chỉ chưa đầy 500 triệu dân của 27 nước EU có sức mua lớn thứ hai toàn cầu. AVFTA được ví như "đường cao tốc” nối Việt Nam với EU.

EVFTA đã đem lại nhiều lợi ích như dỡ bỏ thuế quan. Tiến tới loại bỏ thuế đối với 99% tất cả hàng hóa được giao dịch giữa EU và Việt Nam. Điều này cũng giúp cho nhiều sản phẩm hàng hóa của Việt Nam dần chiếm được vị thế và khẳng định chỗ đứng, tăng khả năng cạnh tranh trên toàn cầu.

Thành quả đạt được sau một năm thực thi EVFTA

Trong 6 tháng đầu năm 2021, tỷ lệ tận dụng ưu đãi thuế EVFTA với hàng xuất khẩu lên đến 29,09%. Nhiều mặt hàng nông, lâm nghiệp xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đã có mức tăng trưởng đáng kể so với cùng kỳ năm 2019, cụ thể như sản phẩm từ cao su đạt 61 triệu USD tăng 56,91%; gạo đạt 5,2 triệu USD tăng 3,73; sản phẩm mây, tre, cói và thảm đạt 70,5 triệu USD tăng 33,75%; rau quả đạt 63,8 triệu USD tăng 12,5%.

Các doanh nghiệp châu Âu cũng sẽ dễ dàng hơn khi kinh doanh tại thị trường Việt Nam. Ngoài ra còn xúc tiến đầu tư, thúc đẩy công nhận lẫn nhau về tiêu chuẩn, cải thiện quy tắc xuất xứ và chứng nhận xuất xứ... Hiệp định mở ra cơ hội để Việt Nam mở rộng xuất khẩu, thu hút đầu tư và tham gia sâu rộng hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Đây là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam có thể tiếp nhận chuyển giao các công nghệ tiên tiến từ châu Âu để nâng cao năng suất, chất lượng và năng lực cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp. Ngoài ra trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 tác động trực tiếp đến nền kinh tế nước ta thì việc tham gia hiệp định mang ý nghĩa quan trọng. Bù đắp sự suy giảm của nền kinh tế trong giai đoạn dịch bệnh, mang đến cơ hội để doanh nghiệp mở rộng và đa dạng thị trường, lấy lại đà tăng trưởng sau dịch bệnh.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, EVFTA dự kiến giúp tăng thêm khoảng 146.000 việc làm/năm. Ngoài ra còn có khả năng làm tăng tiền lương của người lao động thông qua hoạt động của thị trường hiệu quả, tác động lan toả về tiền lương từ các doanh nghiệp FDI.

Thách thức khi tham gia hiệp định AVFTA

Bên cạnh những cơ hội có được, Hiệp định cũng đem lại một số thách thức. Trước tiên là khó khăn đối với việc thực thi các cam kết trong EVFTA, các vấn đề thể chế, chính sách pháp luật sau đường biên giới, môi trường kinh doanh.

Cam kết mở cửa thị trường với hàng hóa, dịch vụ cho EU, tạo ra sức ép cạnh tranh nhất định cho nền kinh tế Việt Nam. Bên cạnh đó, EVFTA bao gồm những quy định, quy tắc chặt chẽ về thủ tục đầu tư, hải quan, tiêu chuẩn kỹ thuật... Do vậy hệ thống pháp luật, thủ tục hành chính tại Việt Nam cần sửa đổi, bổ sung để hài hoà với các quy định này.

Tác động của đại dịch COVID-19 tại Việt Nam và EU dẫn đến suy thoái kinh tế khiến cho những thành quả mà EVFTA mang lại trong giai đoạn đầu triển khai sẽ không được như kỳ vọng vì các doanh nghiệp hai bên chưa thể tận dụng hết các ưu đãi do gián đoạn chuỗi cung ứng, gián đoạn lưu thông.

Yêu cầu sửa đổi, bổ sung nhiều quy định

Bên cạnh những cơ hội có được, Hiệp định EVFTA cũng đem lại một số thách thức. Trước tiên là khó khăn đối với việc thực thi các cam kết trong EVFTA, các vấn đề thể chế, chính sách pháp luật. Cam kết mở cửa thị trường với hàng hóa, dịch vụ cho EU, tạo ra sức ép cạnh tranh nhất định cho nền kinh tế Việt Nam.

Bên cạnh đó, EVFTA bao gồm những quy định, quy tắc chặt chẽ về thủ tục đầu tư, hải quan, tiêu chuẩn kỹ thuật... Do vậy hệ thống pháp luật, thủ tục hành chính tại Việt Nam cần sửa đổi, bổ sung để hài hoà với các quy định này.

Tác động của đại dịch COVID-19 tại Việt Nam và EU dẫn đến suy thoái kinh tế khiến cho những thành quả mà EVFTA mang lại trong giai đoạn đầu triển khai sẽ không được như kỳ vọng vì các doanh nghiệp hai bên chưa thể tận dụng hết các ưu đãi do gián đoạn chuỗi cung ứng, gián đoạn lưu thông.

Một số quy định pháp luật cần sửa đổi, bổ sung, nhằm bảo đảm có cơ sở pháp lý đầy đủ cho việc thực thi Hiệp định EVFTA ngay khi có hiệu lực cụ thể:

Đối với luật Sở hữu trí tuệ: Nội dung liên quan đến hiệu lực của nhãn hiệu, giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý, quy định liên quan đến kiểu dáng công nghiệp của sản phẩm là bộ phận của sản phẩm phức hợp, bù đắp cho chủ sở hữu sáng chế do chậm chễ trong thủ tục cấp phép đăng ký thuốc cần được chi tiết hóa để bảo đảm việc thực thi được nhất quán, rõ ràng, thuận lợi.

Sửa đổi Luật Kinh doanh bảo hiểm để phù hợp với cam kết trong Hiệp định EVFTA. Sửa đổi, bổ sung quy định liên quan đến việc cho phép thành lập chi nhánh công ty tái bảo hiểm nước ngoài để bảo đảm phù hợp với cam kết trong Hiệp định EVFTA và cam kết này có thời gian chuyển đổi là 3 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực.

Sửa đổi Luật Công đoàn là điều cần thiết: Các nội dung của các Công ước của ILO đều đã được nội luật hóa trong Bộ luật Lao động sửa đổi và cũng sẽ được quy định hướng dẫn chi tiết hơn trong các văn bản hướng dẫn thực thi Bộ luật mà hiện Chính phủ đang xây dựng.

Ngoài ra còn cần tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung một số luật khác như Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Bảo vệ môi trường, Bộ luật lao động và một số Luật về thuế,... để phù hợp với các nguyên tắc hợp tác trong khuôn khổ EVFTA.

Thêm vào đó, để việc thực thi hiệp định đạt được hiệu quả cao chúng ta cần cần quan tâm hơn nữa đến phát triển khoa học - công nghệ để phù hợp với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Điều này mang lại lợi ích lớn cho Việt Nam khi tham gia chuỗi cũng ứng toàn cầu. Nâng chất lượng hàng hoá đáp ứng tiêu chuẩn của các quốc gia EU để tận dụng được thời cơ của EVFTA./.

Đọc tiếp