OpenAI treo thưởng lên đến 20.000 USD nếu tìm ra lỗi của ChatGPT

OpenAI ChatGPT
14:24 - 12/04/2023
OpenAI treo thưởng lên đến 20.000 USD nếu tìm ra lỗi của ChatGPT
0:00 / 0:00
0:00
Mục đích của chương trình tiền thưởng này là để khuyến khích các lập trình viên và tin tặc tìm kiếm các lỗ hổng trong hệ thống phần mềm của các công ty công nghệ, nhằm cải thiện bảo mật và chống lại các cuộc tấn công mạng.

Reuters đưa tin ngày 12/4, OpenAI chính thức triển khai OpenAI Bug Bounty, một chương trình thưởng tiền cho những người tìm ra lỗi của ChatGPT. Tiền thưởng thấp nhất là 200 USD và cao nhất 20.000 USD cho mỗi lỗ hổng, tuỳ theo mức độ nghiêm trọng.

OpenAI đã mời các nhà nghiên cứu thông qua nền tảng tiền thưởng phát hiện lỗi Bugcrowd để kiểm tra tính năng và cách thức giao tiếp của ChatGPT và các hệ thống OpenAI với các ứng dụng của bên thứ ba.

Do đó, chương trình tiền thưởng chỉ áp dụng khi phát hiện được các lỗi mà hệ thống OpenAI gây ra, không bao gồm các nội dung sai lệch hoặc độc hại được tạo ra bởi các hệ thống này.

Các phát hiện sẽ được chấp nhận hay từ chối trong vòng 2 giờ. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có 7 lỗ hổng được phát hiện và tiền thưởng đã được trả.

Động thái mới nhất của OpenAI diễn ra khi ChatGPT bị cấm tại Italy do những lo ngại về việc vi phạm quy tắc bảo vệ quyền riêng tư. Sự việc này đang khiến các cơ quan quản lý ở châu Âu phải nghiên cứu kỹ hơn đối với các dịch vụ trí tuệ nhân tạo tạo sinh.

Từ khi ra mắt tháng 11/2022, ChatGPT đã thu hút sự chú ý trên toàn cầu nhờ khả năng lập trình, viết tiểu thuyết chỉ với câu lệnh đơn giản, song cũng gây ra không ít tranh cãi vì thiếu sự chính xác và xuất hiện ngôn từ gây thù ghét ở trong những câu trả lời.

Giới chuyên gia an ninh mạng cảnh báo về nguy cơ ChatGPT được sử dụng để viết email lừa đảo hoặc phần mềm độc hại. Đặc biệt nhấn mạnh công cụ chatbot tích hợp AI này có thể tạo điều kiện cho tin tặc thực hiện các cuộc tấn công mạng bằng mã độc tống tiền.

Mới đây, hơn 1000 chuyên gia công nghệ trong đó có cả tỷ phú Elon Musk đã ký bức thư kêu gọi tạm dừng phát triển những hệ thống AI mạnh mẽ cho đến khi có các giao thức an toàn chung.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Nữ phát ngôn viên AI của Bộ Ngoại giao Ukraine Victoria Shi. Ảnh: Theo Bộ Ngoại giao Ukraine.

Bộ Ngoại giao Ukraine giới thiệu phát ngôn viên AI

Nữ phát ngôn viên tên Victoria Shi được tạo ra từ trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay mặt Bộ Ngoại giao Ukraine đưa ra các tuyên bố chính thức. Những tuyên bố do Victoria Shi đọc sẽ không phải do AI tạo ra mà được viết và xác minh bởi người thật.
CEO Apple Tim Cook.

CEO Apple Tim Cook đến Việt Nam

Ngày 15/4, Apple xác nhận CEO Tim Cook có mặt tại Việt Nam nhằm tăng các khoản chi cho các nhà cung cấp Việt Nam, cũng như hỗ trợ cung cấp năng lượng sạch, nước sạch cho các trường học.